Liên kết để hết nghèo

0:00 / 0:00
0:00
TP - Nhiều nông dân ở huyện biên giới Buôn Đôn (Đắk Lắk) đã liên kết với nhau biến vùng đất cằn, sỏi đá thành những vườn rau, cây ăn trái xanh mướt theo tiêu chuẩn VietGap. Mô hình kinh tế tập thể phù hợp với điều kiện của địa phương giúp người dân có thu nhập ổn định.
Liên kết để hết nghèo ảnh 1

Mô hình trồng măng tây của tổ hợp tác xã Ea Bar

Đi dọc vườn rau ngót, măng tây trải dài xanh mướt, ông Nguyễn Bá Ngọc, Tổ trưởng Tổ hợp tác trồng rau xã Ea Bar (huyện Buôn Đôn) cho biết, trước đây người dân trồng rau với diện tích nhỏ lẻ, chủ yếu phục vụ nhu cầu của gia đình. Huyện Buôn Đôn đất đai cằn cỗi, thời tiết thất thường ảnh hưởng xấu đến sản xuất nông nghiệp.

Năm 2019, Hội Nông dân xã Ea Bar thành lập Tổ hợp tác trồng rau, gồm 15 thành viên, với tổng diện tích khoảng 5ha rau, củ các loại; trong đó, rau ngót và măng tây chiếm hơn 2ha. Thu nhập của người dân ổn định, hơn 10 triệu đồng/sào/vụ (trồng 2 - 3 vụ rau/năm).

Liên kết để hết nghèo ảnh 2

Người dân ở huyện Buôn Đôn trồng quýt cho thu nhập ổn định

Trong quá trình chăm sóc, người dân sử dụng phân hữu cơ bón lót cho cây. Những vườn rau, củ đủ loại được tưới bằng hệ thống nhỏ giọt, phun sương.

Theo ông Ngọc, khi thành lập tổ hợp tác, mọi người được Phòng Nông nghiệp huyện hỗ trợ cây giống, các buổi tập huấn, hội thảo… hướng dẫn sản xuất theo quy trình VietGAP. Người dân chủ động tham gia và đầu tư sản xuất, tăng diện tích gieo trồng. Với chứng nhận rau đạt tiêu chuẩn VietGAP đã giúp sản phẩm có mức giá cao hơn so với việc canh tác thông thường.

“Tổ thường xuyên tổ chức họp định kỳ, trao đổi kinh nghiệm, giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong quá trình trồng trọt… Sản phẩm rau của Tổ hợp tác được các công ty trên địa bàn TP Buôn Ma Thuột thu mua. Trung bình mỗi tháng tổ cung cấp ra thị trường khoảng 10 tấn rau, củ các loại”, ông Ngọc thông tin.

Trần Thị Phương Lan, Chủ tịch Hội Nông dân xã Ea Bar cho biết, các Tổ hợp tác hiện đang hoạt động hiệu quả và mang lại thu nhập ổn định cho người dân. Hội sẽ vận động người dân thành lập thêm các Tổ hợp tác nuôi thỏ, dê… phù hợp với thực tế địa phương. Hội tiếp tục đồng hành cùng người dân nâng cao chất lượng sản phẩm và tăng cường kết nối với các doanh nghiệp để tạo đầu ra thuận lợi.

20 thành viên của tổ hợp tác nuôi gà được Phòng Nông nghiệp huyện hỗ trợ 100 con gà giống/thành viên. Phòng mở lớp tập huấn về kỹ thuật chăm sóc; cách phòng dịch bệnh cho vật nuôi; hướng dẫn người dân chăn nuôi bằng phương pháp sử dụng đệm lót sinh học… giúp họ yên tâm sản xuất.

Bà Trần Thị Xâm (thôn 8), thành viên Tổ hợp tác nuôi gà chia sẻ: “Nhờ áp dụng phương pháp đệm lót sinh học cho mô hình nuôi gà, đàn gà 200 con của bà chỉ sau ba tháng đạt trọng lượng hơn 2kg/con, với giá bán 60.000 - 65.000 đồng/kg, mang lại nguồn thu ổn định cho gia đình”.

Cũng theo bà Xâm, trước đây do nuôi gà theo phương pháp truyền thống nên gà nhà bà thường bị bệnh và chậm lớn. Ở các xã quanh đây, nhiều gia đình chuyển đổi từ cây ngắn ngày sang trồng cam quýt. Nhiều hộ vươn lên thoát nghèo nhờ thực hiện mô hình nuôi gia cầm dưới tán cây ăn quả.

MỚI - NÓNG
An hòa sắc màu mùa Phật đản xứ Huế
An hòa sắc màu mùa Phật đản xứ Huế
TPO - Một mùa Phật đản lại về trên đất Huế, với muôn sắc màu trang trí an hòa, nếp sinh hoạt bình yên, chậm rãi, lắng sâu trên những con đường, dòng sông, ngôi nhà dân hay trong nhiều tự viện, tổ đình, ngôi chùa xưa cổ.

Có thể bạn quan tâm

Trắng đêm ở cao nguyên Kon Hà Nừng

Trắng đêm ở cao nguyên Kon Hà Nừng

TP - Vượt gần 20 cây số đường rừng để vào lõi Cao nguyên Kon Hà Nừng (Kon Chư Răng, xã Sơn Lang, huyện Kbang, Gia Lai) chúng tôi dựng trại bên bờ thác K50, tách biệt chốn thành thị ồn ã. Bên ánh lửa ấm áp, nơi đây chỉ có tiếng suối reo và câu chuyện giữ rừng của người Ba Na.
Người dân xóm Lũng Rì làm ngói máng

Sấp ngửa miếng ngói âm dương

TP - Nghề làm ngói âm dương (hay còn gọi là ngói máng) ở xóm Lũng Rì, xã Tự Do, huyện Quảng Hòa, Cao Bằng có lịch sử hơn 200 năm. Cái kỳ lạ ở đây là miếng ngói âm dương vẫn được làm hoàn toàn bằng thủ công một cách điệu nghệ như hàng trăm năm trước...