Sân khấu Kịch nói Việt Nam: Dấu ấn trăm năm, thách thức phục hồi

0:00 / 0:00
0:00
Một trong số trích đoạn tiêu biểu tại lễ kỷ niệm Ảnh: KỲ SƠN
Một trong số trích đoạn tiêu biểu tại lễ kỷ niệm Ảnh: KỲ SƠN
TP - Đông đảo các gương mặt nghệ sĩ nhiều thế hệ hội tụ trong Lễ kỷ niệm 100 năm Sân khấu Kịch nói Việt Nam (1921 - 2021), diễn ra ngày 21/10 tại Nhà hát Lớn Hà Nội.

Đến dự buổi lễ có Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng; Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Lê Hải Bình; Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tạ Quang Đông và đại diện các bộ, ban, ngành cùng đông đảo các nghệ sĩ.

Thứ trưởng Bộ VHTTDL Tạ Quang Đông nói, vở kịch Chén thuốc độc của nhà viết kịch Vũ Đình Long ra mắt tại Nhà hát Lớn Hà Nội 100 năm trước đánh dấu việc Việt hóa loại hình nghệ thuật tiếp nhận từ văn hóa phương Tây. Sân khấu Việt Nam trải qua quá trình phát triển, tiếp thu một cách chọn lọc, đầy sáng tạo để hình thành nên kịch nói Việt Nam vừa hiện đại vừa mang đậm dấu ấn văn hoá dân tộc.

Trải qua 100 năm hình thành và phát triển, kịch nói Việt Nam đạt được kết quả đáng trân trọng, có thể kể đến sự phản ánh nhạy bén, kịp thời, trung thực và sâu sắc hiện thực đời sống cả trong thời kỳ đấu tranh giành độc lập dân tộc và thời kỳ xây dựng và bảo vệ đất nước sau này.

Một thế kỷ sân khấu so với lịch sử của một dân tộc chưa phải dài nhưng so với thời gian của một thể loại văn học, nghệ thuật như kịch nói đã đủ để hình thức sân khấu này trưởng thành, phát triển lớn mạnh. Điều này có được nhờ vào sự lao động sáng tạo không mệt mỏi của đội ngũ văn nghệ sĩ qua các thời kỳ. Tuy nhiên, lãnh đạo Bộ cũng lưu ý, trong xu thế hiện nay, do yêu cầu mới và phát triển của kịch nói, đòi hỏi ngày một nghiêm túc và khắt khe của khán giả, sân khấu cần giải quyết nhiều vấn đề, nhiều thách thức lớn.

Chủ tịch Hội, NSND Trịnh Thuý Mùi đại diện cho hàng nghìn nghệ sĩ cả nước điểm lại hành trình 100 năm kịch nói Việt Nam, với các thế hệ vàng và những mốc son của sân khấu. Lãnh đạo Hội cũng thẳng thắn chỉ ra, bên cạnh những thành công và dấu ấn thì kịch Việt sa vào khủng hoảng người xem vào cuối thế kỷ 20 đầu thế kỷ 21. Sân khấu kịch nhỏ xuất hiện mạnh mẽ tại phía Nam chính là giải pháp tình thế. Đại dịch COVID-19 vừa qua đưa sân khấu kịch đến tình trạng “mất trắng khán giả”.

“Chúng tôi tin rằng sân khấu kịch nói Việt Nam sẽ được vực dậy sau đại dịch và tiếp tục là người đối thoại thân thiết và đáng tin cậy của công chúng Việt Nam”, NSND Trịnh Thúy Mùi nói.

Từ nay tới hết ngày 27/10, Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam công diễn một số vở diễn nổi bật, chương trình gala hội tụ trích đoạn, tác phẩm tiêu biểu của nghệ sĩ hai miền.

MỚI - NÓNG
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
TPO - Quần thể Di tích quốc gia thành Sơn Phòng, đền Trầm Lâm và đền Công Đồng tại xã Phú Gia, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh gắn với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của vua Hàm Nghi. Đặc biệt nơi đây còn lưu giữ nhiều “bảo vật” nhà vua ban tặng.

Có thể bạn quan tâm

Trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 phải được dạy Tiếng Việt

Trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 phải được dạy Tiếng Việt

TPO - Thông tư mới của Bộ GD&ĐT quy định, dạy Tiếng Việt cho trẻ em là người dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 nhằm mục tiêu chuẩn bị tâm thế sẵn sàng, chủ động cho trẻ trong học tập, hình thành kĩ năng học tập cơ bản và năng lực sử dụng Tiếng Việt, kĩ năng giao tiếp, ứng xử xã hội cho trẻ.
Đan Viện Châu Sơn

Chiều buông Đan viện Châu Sơn

TP - Đã bao năm thênh thang vo vo bánh xe lăn những Quốc lộ số 1, đường Hồ Chí Minh và cao tốc đã khiến tôi bỏ bẵng đi xứ Nho Quan của đất Ninh Bình này. Mà đâu phải xứ lạ? Nho Quan kề ngay địa đầu phía Bắc của xứ Thanh chỉ cách Thành Nhà Hồ Vĩnh Lộc quê tôi vài chục cây số!
Các thành viên của Ethnicity trong một chuyến thực tế về địa phương

Dệt thổ cẩm bằng công nghệ số

TP - Yêu văn hóa dân tộc theo cách riêng, một nhóm bạn trẻ đã nhiệt huyết “dệt” hàng ngàn mẫu hoa văn thổ cẩm của người dân tộc thiểu số bằng công nghệ số. Và từ đây, thổ cẩm Việt đã đi ra thế giới.