Vẻ đẹp làng nghề Việt

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Gần 20 nghề, làng nghề tiêu biểu ở 3 miền Bắc-Trung-Nam cùng 35 nghệ nhân, nghệ sĩ với nhiều sản phẩm sáng tạo, độc đáo đang tham gia triển lãm “Vẻ đẹp của làng nghề Việt”, chủ đề “Tinh hoa truyền thống truyền cảm hứng tương lai”.

Triển lãm diễn ra từ 15/5 - 15/6/2022 tại Bảo tàng thế giới cà phê (thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk). Đây là sự kiện nhằm hưởng ứng ngày Quốc tế Bảo tàng 18/5/2022 và giúp cộng đồng thấy được sức sống trường tồn của di sản văn hóa dân tộc, sức sáng tạo, bền bỉ của người Việt, đồng thời tôn vinh các nghệ nhân, những người thợ thủ công.

Vẻ đẹp làng nghề Việt ảnh 1

Nhà nghiên cứu văn hóa trẻ La Quốc Bảo giới thiệu bộ sưu tập giày Heritage

Trong thời gian diễn ra Triển lãm “Vẻ đẹp của làng nghề Việt”, khách tham quan sẽ được tìm hiểu quy trình sản xuất thủ công của các làng nghề, nghề truyền thống, các hoạt động trải nghiệm cách làm gốm của người M’Nông; đúc đồng thủ công, đan lát, cách chế tác nhạc cụ… đến các khu vực trưng bày sản phẩm áp dụng kỹ thuật, công nghệ hiện đại.

Buôn Dơng Băk (xã Yang Tao, huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk) là nơi duy nhất còn giữ nghề làm gốm truyền thống của người M’Nông tại Việt Nam. Cách làm gốm của họ rất thô sơ, gần như nguyên thủy, có những đặc điểm tương đồng với cách làm gốm truyền thống của người Chăm.

Vẻ đẹp làng nghề Việt ảnh 2

Sản phẩm gốm của người M'Nông có màu đen đặc trưng

Vẻ đẹp làng nghề Việt ảnh 3

Nghệ nhân làng gốm M'Nông trình diễn kỹ thuật làm gốm

Người M'Nông cũng trải qua các công đoạn: tìm đất sét, ngâm đất, trộn nhồi đất cùng cát và nước, tạo dáng nặn hình bằng tay, phơi khô và nung lộ thiên. Người M’Nông chọn màu đen làm màu truyền thống cho các sản phẩm gốm. Sau khi nung, nhuộm đen toàn bộ sản phẩm bằng phương pháp tự nhiên tạo thành màu đặc trưng của gốm M’Nông và là sự khác biệt so với sản phẩm gốm khác của Việt Nam.

Vẻ đẹp làng nghề Việt ảnh 4

Sản phẩm mây, tre đan của làng nghề Phú Vinh

Các sản phẩm mây, tre đan của làng nghề Phú Vinh (Chương Mỹ, Hà Nội) đã xuất khẩu và có mặt ở những thị trường: Nhật Bản, Mỹ, Hà Lan, Đức, Tây Ban Nha, Trung Quốc, Hàn Quốc…tạo việc làm cho hàng nghìn lao động.

Hơn 30 năm làm nghề tạc tượng gỗ dân gian dân tộc Êđê, nghệ nhân Y Thái Êban (thành phố Buôn Ma Thuột) cho biết đã tạo ra hàng nghìn sản phẩm khác nhau, thể hiện văn hóa, đời sống tinh thần của người Êđê trong mỗi tác phẩm. Ngoài việc nhiệt huyết với nghề, nghệ nhân Y Thái còn truyền cảm hứng bảo tồn, truyền nghề cho thế hệ trẻ.

Vẻ đẹp làng nghề Việt ảnh 5

Nghệ nhân Y Thái tạc tượng gỗ tại triễn lãm

Vẻ đẹp làng nghề Việt ảnh 6

Họa sĩ Nguyễn Thanh Thảo (phải) giới thiệu nón lá sen

Họa sĩ trẻ Nguyễn Thanh Thảo (Thừa Thiên Huế) đã sáng tạo, thổi hồn vào những chiếc nón lá màu trắng truyền thống, giúp có một diện mạo hoàn toàn khác biệt với họa tiết hoa văn, màu sắc độc đáo từ những chiếc lá sen. Sản phẩm nón lá sen của Nguyễn Thanh Thảo đã giành được giải A cuộc thi khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2018 và được nhiều người yêu thích, là sản phẩm trưng bày tiêu biểu trong Festival Huế 2019.

Vẻ đẹp làng nghề Việt ảnh 7

Sản phẩm cồng chiêng của làng đúc đồng Phước Kiều

Làng đúc đồng Phước Kiều (Quảng Nam) là nơi sản xuất cồng chiêng nổi tiếng cho vùng Tây Nguyên và các dân tộc thiểu số tại Việt Nam. Nghệ nhân ưu tú Dương Ngọc Tiến từng là thành viên của đề án bảo tồn và phát huy giá trị cồng chiêng Tây Nguyên khi không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên được UNESCO công nhận là “Kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại”.

Vẻ đẹp làng nghề Việt ảnh 8

Quy trình đúc đồng thủ công của làng nghề Phước Kiều

Triển lãm “Vẻ đẹp của Làng nghề Việt”, tinh hoa truyền thống chính là nguồn cảm hứng dành cho hiện tại và tương lai, giúp thế hệ trẻ tìm tòi sáng tạo; mong muốn là cầu nối gắn kết các giá trị truyền thống – hiện đại đến gần nhau hơn; giúp lan tỏa sức sống, truyền cảm hứng sáng tạo đến thế hệ trẻ để tạo ra nhiều sản phẩm ứng dụng mới, có sự kết hợp hài hòa giữa tinh hoa văn hóa truyền thống, nghệ thuật đương đại cùng ứng dụng công nghệ.

MỚI - NÓNG
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
TPO - Quần thể Di tích quốc gia thành Sơn Phòng, đền Trầm Lâm và đền Công Đồng tại xã Phú Gia, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh gắn với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của vua Hàm Nghi. Đặc biệt nơi đây còn lưu giữ nhiều “bảo vật” nhà vua ban tặng.

Có thể bạn quan tâm

Trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 phải được dạy Tiếng Việt

Trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 phải được dạy Tiếng Việt

TPO - Thông tư mới của Bộ GD&ĐT quy định, dạy Tiếng Việt cho trẻ em là người dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 nhằm mục tiêu chuẩn bị tâm thế sẵn sàng, chủ động cho trẻ trong học tập, hình thành kĩ năng học tập cơ bản và năng lực sử dụng Tiếng Việt, kĩ năng giao tiếp, ứng xử xã hội cho trẻ.
Đan Viện Châu Sơn

Chiều buông Đan viện Châu Sơn

TP - Đã bao năm thênh thang vo vo bánh xe lăn những Quốc lộ số 1, đường Hồ Chí Minh và cao tốc đã khiến tôi bỏ bẵng đi xứ Nho Quan của đất Ninh Bình này. Mà đâu phải xứ lạ? Nho Quan kề ngay địa đầu phía Bắc của xứ Thanh chỉ cách Thành Nhà Hồ Vĩnh Lộc quê tôi vài chục cây số!
Các thành viên của Ethnicity trong một chuyến thực tế về địa phương

Dệt thổ cẩm bằng công nghệ số

TP - Yêu văn hóa dân tộc theo cách riêng, một nhóm bạn trẻ đã nhiệt huyết “dệt” hàng ngàn mẫu hoa văn thổ cẩm của người dân tộc thiểu số bằng công nghệ số. Và từ đây, thổ cẩm Việt đã đi ra thế giới.