Vẻ đẹp đất nước, con người miền núi phía Bắc

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Ngày 6/10, tại Trung tâm Hội nghị Văn hoá tỉnh Lai Châu, UBND tỉnh phối hợp với Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam tổ chức Lễ khai mạc và Trao giải Liên hoan ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc lần thứ 21 với chủ đề “Vẻ đẹp - đất nước, con người miền núi phía Bắc”.

Dự Lễ Khai mạc và trao giải đại diện lãnh đạo tỉnh Lai Châu, sở, ban, ngành, đoàn thể địa phương, đại diện Hội Nghệ sỹ nhiếp ảnh Việt Nam, Hội Văn học - Nghệ thuật, các nghệ sỹ nhiếp ảnh của 15 tỉnh phía Bắc gồm: Cao Bằng, Bắc Giang, Bắc Cạn, Điện Biên, Hà Giang, Hòa Bình, Lai Châu, Lào Cai, Lạng Sơn, Phú Thọ, Sơn La, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc, Yên Bái.

Vẻ đẹp đất nước, con người miền núi phía Bắc ảnh 1

Cắt băng Khai mạc Liên hoan ảnh nghệ thuật các tỉnh miền núi phía Bắc lần thứ 21 -Ảnh: LC

Vẻ đẹp đất nước, con người miền núi phía Bắc ảnh 2

Trao cờ lưu niệm cho các đơn vị tham gia -Ảnh: PV

Vẻ đẹp đất nước, con người miền núi phía Bắc ảnh 3

Liên hoan thu hút sự chú ý, quan tâm của người dân các tỉnh miền núi phía Bắc -Ảnh: PV

Liên hoan ảnh nghệ thuật năm nay thu hút 294 tác giả với 1.927 tác phẩm. Qua 8 vòng chấm, Hội Đồng giám khảo đã chọn ra được những tác phẩm ảnh nghệ thuật xuất sắc vào vòng triển lãm và xét giải.

Với chủ đề “Vẻ đẹp - đất nước, con người miền núi phía Bắc” các tác phẩm dự thi năm nay được đánh giá có nội dung gần gũi cuộc sống, đã thể hiện được vẻ đẹp thiên nhiên, đất nước, con người trong khu vực; phản ánh được những thành tựu kinh tế, khoa học kỹ thuật, an sinh xã hội, an ninh quốc phòng, giao lưu, hội nhập quốc tế, chung sức trong xây dựng nông thôn mới, những nét đẹp trong đời sống văn hoá tinh thần của đồng bào các dân tộc…

Qua nhiều vòng tuyển chọn, Hội đồng giám khảo và Ban Tổ chức đã trao: 2 Huy chương vàng; 4 Huy chương bạc; 6 Huy chương đồng; 8 giải khuyến khích và 3 giải đồng đội cho Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Lào Cai, Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Phú Thọ, Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Thái Nguyên. Trong đó, 2 Huy chương Vàng thuộc về "Cô dâu Dao Đỏ" của tác giả Ngọc Như Hải (tỉnh Thái Nguyên) và tác phẩm "May áo mới" phản ánh nét đẹp của người Mông của tác giả Nguyễn Văn Quang (tỉnh Lai Châu).

Vẻ đẹp đất nước, con người miền núi phía Bắc ảnh 4

Tác phẩm "Cô dâu Dao Đỏ" (Huy chương Vàng) của tác giả Ngọc Như Hải (tỉnh Thái Nguyên) -Ảnh: PV

Vẻ đẹp đất nước, con người miền núi phía Bắc ảnh 5

Vẻ đẹp của người Mông được khắc họa qua tác phẩm "May áo mới" của tác giả Nguyễn Văn Quang (tỉnh Lai Châu)-Ảnh: PV

Vẻ đẹp đất nước, con người miền núi phía Bắc ảnh 6

Bộ ảnh "Đám cưới dân tộc người Dao Lù Gang" của tác giả Bùi Vĩnh Thuận (tỉnh Lạng Sơn) đạt giải khuyến khích -Ảnh: PV

Vẻ đẹp đất nước, con người miền núi phía Bắc ảnh 7

Các đại biểu thích thú, bình phẩm tác phẩm "May áo mới" (Huy chương Vàng) -Ảnh: PV

Có thể nói, Liên hoan ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc lần này là bức tranh đa sắc màu, đậm đà bản sắc dân tộc; toát lên được vẻ đẹp chân thực, giản dị, mộc mạc, hấp dẫn, thẩm mỹ cao và đầy cảm xúc của con người miền núi phía Bắc.

Nhân dịp này, Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh đã trao cờ luân lưu cho Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Phú Thọ tổ chức Liên hoan ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc lần thứ 22 năm 2023 tại tỉnh Phú Thọ.

MỚI - NÓNG
An hòa sắc màu mùa Phật đản xứ Huế
An hòa sắc màu mùa Phật đản xứ Huế
TPO - Một mùa Phật đản lại về trên đất Huế, với muôn sắc màu trang trí an hòa, nếp sinh hoạt bình yên, chậm rãi, lắng sâu trên những con đường, dòng sông, ngôi nhà dân hay trong nhiều tự viện, tổ đình, ngôi chùa xưa cổ.

Có thể bạn quan tâm

Trắng đêm ở cao nguyên Kon Hà Nừng

Trắng đêm ở cao nguyên Kon Hà Nừng

TP - Vượt gần 20 cây số đường rừng để vào lõi Cao nguyên Kon Hà Nừng (Kon Chư Răng, xã Sơn Lang, huyện Kbang, Gia Lai) chúng tôi dựng trại bên bờ thác K50, tách biệt chốn thành thị ồn ã. Bên ánh lửa ấm áp, nơi đây chỉ có tiếng suối reo và câu chuyện giữ rừng của người Ba Na.
Người dân xóm Lũng Rì làm ngói máng

Sấp ngửa miếng ngói âm dương

TP - Nghề làm ngói âm dương (hay còn gọi là ngói máng) ở xóm Lũng Rì, xã Tự Do, huyện Quảng Hòa, Cao Bằng có lịch sử hơn 200 năm. Cái kỳ lạ ở đây là miếng ngói âm dương vẫn được làm hoàn toàn bằng thủ công một cách điệu nghệ như hàng trăm năm trước...