TT-Huế phục hồi du lịch từ tháng 11, khách đến cần có điều kiện gì?

0:00 / 0:00
0:00
Du lịch Huế sẽ đón khách nội địa trở lại kể từ tháng 11 tới
Du lịch Huế sẽ đón khách nội địa trở lại kể từ tháng 11 tới
TPO - Tỉnh TT-Huế dự kiến đón khách nội địa kể từ tháng 11, khách du lịch quốc tế từ tháng 12/2021.

UBND tỉnh TT-Huế đã tổ chức họp với các sở, ngành và đại diện các công ty du lịch, cơ sở lưu trú về kế hoạch phục hồi, kích cầu du lịch trong trạng thái bình thường mới trên địa bàn tỉnh.

Theo dự thảo kế hoạch, tỉnh ưu tiên khôi phục du lịch nghỉ dưỡng, sử dụng các khu phức hợp, khu du lịch ven biển có tính biệt lập, cách xa khu dân cư để đón khách nội tỉnh, nội địa. Kể từ tháng 11/2021, việc này sẽ được đẩy mạnh triển khai.

TT-Huế phục hồi du lịch từ tháng 11, khách đến cần có điều kiện gì? ảnh 1

Mặc dù là điểm đến an toàn, nhưng tình hình dịch bệnh tại TT-Huế vẫn còn diễn biến tạp. Do đó, các đơn vị liên quan, khách du lịch phải thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch của tỉnh

TT-Huế phục hồi du lịch từ tháng 11, khách đến cần có điều kiện gì? ảnh 2

Huế - thành phố của lễ hội (ảnh chụp vào thời điểm không có dịch)

Điều kiện đặt ra đối với khách nội tỉnh là thực hiện nghiêm thông điệp 5k, có thẻ kiểm soát dịch bệnh để quét mã QR trên thẻ tại tất cả các điểm đến.

Điều kiện đối với khách nội địa là công dân Việt Nam, người nước ngoài đang cư trú và làm việc ở Việt Nam đi du lịch trong lãnh thổ Việt Nam. Khách du lịch từ 18 tuổi trở lên phải tiêm đủ liều vắc xin phòng COVID-19, hoặc đã khỏi bệnh COVID-19 trong vòng 6 tháng tính đến thời điểm về địa phương. Khách du lịch dưới 18 tuổi có kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng phương pháp RT-PCR hoặc xét nghiệm nhanh kháng nguyên âm tính trong vòng 72 giờ trước khi tham gia chương trình du lịch.

TT-Huế phục hồi du lịch từ tháng 11, khách đến cần có điều kiện gì? ảnh 3

Du lịch Huế thời điểm không có dịch bệnh COVID-19

TT-Huế phục hồi du lịch từ tháng 11, khách đến cần có điều kiện gì? ảnh 4

Lễ hội trước Ngọ môn Đại nội Huế

Đối với đón khách du lịch quốc tế, từ tháng 12/2021, TT-Huế sẽ thí điểm đón khách du lịch quốc tế có hộ chiếu vắc xin bằng các chuyến bay thuê bao (charter) đến địa phương sau khi được Thủ tướng Chính phủ cho phép.

Thí điểm đón khách du lịch quốc tế thực hiện tại các khu nghỉ dưỡng, khu du lịch khép kín, thực hiện theo hai giai đoạn.

Giai đoạn 1 (dự kiến từ tháng 12/2021), đón khách du lịch quốc tế đến khu nghỉ dưỡng Laguna Lăng Cô và một số resort, điểm dịch vụ khép kín khác.

Giai đoạn 2, rút kinh nghiệm từ giai đoạn 1 đón thí điểm, nếu triển khai thành công sẽ tiếp tục đề xuất các thị trường có tiềm năng, có độ an toàn cao về phòng, chống dịch COVID-19. Bên cạnh đó là các thị trường đã kiểm soát tốt dịch bệnh, có thỏa thuận song phương giữa hai nước thông qua chương trình du lịch trọn gói do các doanh nghiệp lữ hành tổ chức tại một số khu vực như Đông Bắc Á, ASEAN, châu Âu, châu Úc, Newzealand, Hoa Kỳ…

TT-Huế phục hồi du lịch từ tháng 11, khách đến cần có điều kiện gì? ảnh 5

Lễ hội đặc sắc bên trong Đại nội Huế - một địa chỉ du lịch hấp dẫn đối với du khách trong nước và quốc tế (ảnh chụp thời điểm không có dịch)

TT-Huế phục hồi du lịch từ tháng 11, khách đến cần có điều kiện gì? ảnh 6

Trước cổng Ngọ môn - Đại nội Huế một thời đông nghịt du khách

“Các đơn vị phải có những tiếp cận mới, điều chỉnh để phục hồi, phát triển dựa trên sự chuẩn bị chu đáo, đưa ra giải pháp tốt nhất để có đầy đủ điều kiện phòng dịch. Trong đó, phải thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch của tỉnh, phải lưu ý đến việc quét mã QR code, chủ động nâng cao năng lực phòng, chống dịch tại mỗi cơ sở lưu trú”, Phó chủ tịch UBND Nguyễn Thanh Bình lưu ý.

Lãnh đạo tỉnh còn yêu cầu Sở Du lịch chủ trì rà soát lại tất cả các điều kiện liên quan như sản phẩm, nhân lực, lưu trú, lữ hành, điểm đến, điều kiện phòng chống dịch… để xây dựng phương án khởi động lại du lịch với trạng thái tốt nhất.

MỚI - NÓNG
Đặc sắc thủ công truyền thống với 'Chuyện Đình trong phố'
Đặc sắc thủ công truyền thống với 'Chuyện Đình trong phố'
TPO - Triển lãm “Chuyện Đình trong phố” được tổ chức tại Đình Hà Vĩ và Đình Tú Thị với hoạt động ý nghĩa, trưng bày tương tác trong không gian để kể những câu chuyện về chính các ngôi Đình, về sự độc đáo của những nghề truyền thống như nghề sơn ta, thêu tay; múa rối nước, trình diễn thời trang áo dài truyền thống ...
Nâng cao nhận thức, thúc đẩy bình đẳng giới và xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới
Nâng cao nhận thức, thúc đẩy bình đẳng giới và xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới
TPO - Sáng 23/11, tại Trung tâm Văn hóa - Thể thao - Truyền thanh thành phố Sóc Trăng, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Sóc Trăng phối hợp với UBND thành phố Sóc Trăng tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới tỉnh Sóc Trăng năm 2023.

Có thể bạn quan tâm

Đánh thức tiềm năng dược liệu quý, tạo sinh kế bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Đánh thức tiềm năng dược liệu quý, tạo sinh kế bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số

TPO - Tại Tây Nguyên ghi nhận có trên 1.600 loại cây thuốc, riêng Đắk Nông có hơn 725 loài. Đắk Nông được xem là vùng đất tiềm năng để phát triển trồng một số cây dược liệu trên quy mô lớn. Nhiều loài cây dược liệu quý có nguy cơ tuyệt chủng, được ghi nhận phân bố ở dưới tán rừng tự nhiên thuộc khu vực các xã của huyện Đắk Glong.
Mang niềm vui cho những trẻ em nghèo vùng núi Sơn La

Mang niềm vui cho những trẻ em nghèo vùng núi Sơn La

TPO - “Hành trình vi chất: Đi khắp nẻo đường - Cùng con vững bước” đã khép lại vào ngày 19/11 tại xã Hồng Ngài, huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La với hơn 850 em nhỏ được thăm khám, phát thuốc và trao quà. Đây là chuyến đi có số lượng trẻ được thăm khám nhiều nhất và cũng để lại nhiều trăn trở nhất cho đoàn thiện nguyện.
Yến tại gian hàng giới thiệu sản phẩm tại sự kiện Techfest 2023. Ảnh: Hoài Văn

Cô gái Mã Châu hồi sinh làng lụa 600 năm

TP - Ðêm trước khi ra thành phố để nhận công việc tại một ngân hàng, Yến chuyện trò cùng ba. Những lời gan ruột, khắc khoải, của nghệ nhân cố bám trụ, giữ nghề khiến cô con gái động lòng, quyết tâm ở lại để vực dậy danh thơm tơ lụa Mã Châu.
Khám phá ngôi đình đầu tiên của người Việt ở Tây Nguyên

Khám phá ngôi đình đầu tiên của người Việt ở Tây Nguyên

TPO - Đình Lạc Giao (phường Thắng Lợi, TP Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk) được coi là ngôi đình đầu tiên của người Việt trên mảnh đất Tây Nguyên. Ngoài giá trị về kiến trúc nghệ thuật, đình Lạc Giao còn có giá trị về mặt tâm linh, là nơi sinh hoạt văn hóa cộng đồng, tham quan của du khách.