TPO - Hai ngày qua, hơn một vạn du khách thập phương đã về dâng lễ cúng bái, tại Lễ hội Đền Ông Hoàng Mười (xã Hưng Thịnh, Hưng Nguyên, Nghệ An) và cầu mong bình an, may mắn, tài lộc.
TPO - Hằng năm, lúc trời vào cuối Thu và đầu mùa Đông, đồng bào dân tộc Thái trắng ở xã Mường So, huyện Phong Thổ (Lai Châu) lại cùng nhau tổ chức Lễ hội Kin lẩu khẩu mẩu, còn gọi là Lễ hội cốm mới.
TPO - Nằm nghiêng mình bên dòng sông Hồng, Khu di tích lịch sử - văn hóa đền Nhược Sơn, thuộc thôn Ngọc Châu, xã Châu Quế Hạ, Văn Yên thu hút nhiều du khách thập phương về chiêm bái, tỏ lòng thành kính đối với người anh hùng Hà Khắc Chương.
TPO - Lễ nhảy lửa (Nhìang chàng đao) là một phong tục mang đậm bản sắc văn hóa của người Dao đỏ, thể hiện sức mạnh và ước muốn chinh phục thiên nhiên, làm chủ cuộc sống. Đây là nét sinh hoạt tinh thần hết sức phong phú và độc đáo của dân tộc Dao đỏ.
TP - Đến Tây Nguyên, bao du khách bị mê hoặc bởi những lễ hội, nghi lễ đậm bản sắc văn hóa dân tộc. Mỗi bước chân đều vương ký ức huyền thoại nơi vùng đất thấm đượm hơi thở núi rừng, khiến người ta đắm mình trong đời sống muôn màu của Tây Nguyên.
TPO - Lễ hội mùa thu Côn Sơn - Kiếp Bạc năm 2023 có nhiều nội dung đổi mới. Lễ tưởng niệm 723 năm ngày mất của Anh hùng dân tộc Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn và lễ khai hội mùa thu Côn Sơn - Kiếp Bạc là một trong những dấu ấn đặc sắc.
TPO - Tối 25/8, huyện Tiên Yên (Quảng Ninh) khai mạc tuần văn hóa thể thao các dân tộc vùng Đông Bắc tỉnh Quảng Ninh lần thứ 4 với chủ đề “Tiên Yên - Nơi kết nối sắc màu các dân tộc vùng Đông Bắc”.
TPO - Lễ hội điện Huệ Nam (còn gọi là điện Hòn Chén) được tổ chức vào dịp tháng Ba và tháng Bảy âm lịch hằng năm. Đây là lễ hội dân gian ở Huế nhằm tri ân, suy tôn Thiên Y A Na Thánh Mẫu.
TPO - Ngày hội “Hương xưa làng cổ” năm 2023 diễn ra tại làng cổ Phước Tích (xã Phong Hòa, huyện Phong Điền, tỉnh TT-Huế) tái hiện không gian văn hóa cổ xưa, với các nghi lễ, hoạt động mang tính cộng đồng, qua đó tôn vinh các giá trị văn hóa, lịch sử truyền thống.
TPO - Hàng trăm nghìn người đội nắng, nô nức đổ về lễ hội Đình Chèm – một trong những lễ hội lâu đời nhất ở Hà Nội để xem đội phù giá mặc "váy cuốn" rước nước về từ sông Hồng.
TPO - Lễ Nhảy lửa của người Pà Thẻn, xã Hồng Quang, huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang thể hiện niềm tin của bà con Pà Thẻn vào thần linh, sự cầu mong no ấm, may mắn.
TPO - Hàng năm, bà con đồng bào dân tộc Thái ở xã Thành Sơn (Anh Sơn, Nghệ An) lại tổ chức lễ hội mừng lúa mới nhằm tôn vinh hạt thóc của trời đất ban cho bản mường và cảm tạ các bậc thần linh.
TPO - Tối ngày 4/12, ngày cuối cùng diễn ra sự kiện lễ hội ẩm thực “Sài Gòn xưa và nay” được tổ chức tại công viên Bến Bạch Đằng (quận 1) thu hút hàng ngàn lượt khách du lịch tham dự.
TPO - Liên hoan ẩm thực đường phố là một trong những nội dung quan trọng của Lễ hội Văn hóa - Thể thao và du lịch lớn nhất của đồng bào Khmer Nam Bộ do tỉnh Sóc Trăng đăng cai tổ chức. Lễ hội này kéo dài ngày 2- 8/11 tại TP. Sóc Trăng.
TP - Núi Lang Biang hùng vĩ là nơi bác sĩ và cũng là nhà thám hiểm lừng danh A.Yersin khám phá ra Đà Lạt. Từ xa xưa đã có truyền thuyết của người K’Ho về dãy núi huyền bí này, thế nhưng những người làm du lịch lại “sáng tác” ra truyền thuyết mới với nhiều sai lạc.
TP - Trong căn nhà người Khơ Mú có ba bếp lửa, trong đó có một căn bếp kiêng kị mà khách lạ thậm chí là con gái đã về nhà chồng không được đến gần. Ai phạm vào điều cấm này sẽ phải mổ lợn làm vía cho chủ nhà.
TPO - Thu hoạch xong mùa màng, người dân Tây Nguyên bắt đầu mở hội. Đây là dịp để người dân quây quần bên nhau sẻ chia những vui buồn trong cuộc sống, thắt chặt tình đoàn kết.
TP - Chùa Pitu Khôsa Răngsây không chỉ là nơi sinh hoạt tôn giáo của bà con Phật tử đồng bào Khmer mà còn lưu giữ nhiều giá trị văn hóa của đồng bào dân tộc Khmer Nam bộ.
TP - Dư luận lâu nay ì xèo về con số hơn 8 nghìn lễ hội, tuy nhiên thống kê này chưa có tiêu chí rõ ràng, chưa có sự phân loại chính xác. Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch (VHTTDL) vừa phê duyệt đề án Số hóa dữ liệu lễ hội Việt Nam.