Huế làm gì để phục hồi du lịch sau đại dịch?

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Thông tin từ Sở Du lịch TT-Huế cho biết, tỉnh này đã có những bước chuẩn bị cụ thể để thực hiện các bước phục hồi kinh tế du lịch khi bắt đầu bảo đảm các điều kiện về an toàn phòng, chống dịch bệnh.

Ông Trần Hữu Thùy Giang, Giám đốc Sở Du lịch, cho hay, ngành du lịch TT-Huế hiện tập trung chuẩn bị về giải pháp đảm bảo an toàn phòng, chống dịch trong hoạt động du lịch; trong đó, chú trọng xây dựng cơ chế đón khách du lịch đến từ các địa phương không có dịch; khách du lịch đến từ các địa phương có dịch nhưng không nằm trong vùng bị cách ly.

Huế làm gì để phục hồi du lịch sau đại dịch? ảnh 1

Giải pháp truyền thông, quảng bá kích thích du lịch nội tỉnh được chú trọng

Tỉnh TT-Huế cũng chú trọng về giải pháp truyền thông, quảng bá kích thích du lịch nội tỉnh, tại chỗ để các nhóm cộng đồng, các đơn vị, tổ chức tham quan, các điểm du lịch của tỉnh, các di tích, di sản trong tỉnh, các doanh nghiệp trong tỉnh tiêu thụ, sử dụng dịch vụ.

Bên cạnh đó là đẩy mạnh các hình thức quảng bá, tập trung công tác truyền thông tại chỗ thông qua các trang mạng xã hội - thế mạnh của ngành du lịch đã thực hiện hiệu quả trong thời gian gần đây.

Giải pháp về cơ chế, chính sách hỗ trợ người lao động và doanh nghiệp cũng được tỉnh TT-Huế đặt ra.

Huế làm gì để phục hồi du lịch sau đại dịch? ảnh 2

Các điểm bán vé tham quan di tích Huế chờ ngày mở cửa trở lại

Tỉnh này tiếp tục ưu tiên tiêm vắc-xin cho người lao động trong ngành du lịch, dịch vụ có liên quan. Đến giữa tháng 9/2021, toàn tỉnh tiêm xong mũi 2 cho hơn 3.500 người lao động trực tiếp trong ngành du lịch. Việc hỗ trợ đào tạo cho các doanh nghiệp để đảm bảo số lượng và chất lượng nguồn nhân lực du lịch sau đại dịch đang được thực

"Trên địa bàn sẽ có các gói kích cầu do doanh nghiệp triển khai và tiếp tục thực hiện các chính sách, chương trình hỗ trợ kích cầu của nhà nước. Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh chuyển đổi số với phương châm quản lý thông minh, quảng bá thông minh và tạo các sản phẩm du lịch trải nghiệm thông minh. Bám sát trục chính quyền số, xã hội số và kinh tế số”, ông Giang cho biết.

Theo lãnh đạo Sở Du lịch TT-Huế, để đảm bảo an toàn trong công tác kiểm soát phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh TT-Huế, hiện một số hoạt động du lịch phải tạm dừng như tham quan các di tích lịch sử, văn hóa; các khu, điểm du lịch, danh lam thắng cảnh; hoạt động biểu diễn văn hóa, nghệ thuật, các bãi tắm biển công cộng, bãi tắm sông, suối, bể bơi; các hoạt động tuyến xe bus, vận chuyển hành khách tuyến cố định.

Tuy nhiên, các khách sạn, khu nghỉ dưỡng trên địa bàn vẫn được phép hoạt động, theo yêu cầu không quá 50% công suất. Các nhà hàng tại khách sạn, khu nghỉ dưỡng cũng được phép hoạt động nhưng không quá 50% công suất và không quá 20 khách hàng trong cùng một thời điểm. Các nhà nghỉ, nhà trọ, homestay được phép hoạt động nhưng không quá 50% công suất.

Huế làm gì để phục hồi du lịch sau đại dịch? ảnh 3

Hy vọng một ngày không xa, phố đi bộ Nguyễn Đình Chiểu ven sông Hương sẽ không còn đìu hiu vắng vẻ như thế này

Phía Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cho biết, để kích cầu du lịch, HĐND tỉnh TT-Huế (khóa VIII) cũng vừa thông qua nghị quyết về việc giảm 50% giá vé tham quan di tích thuộc Quần thể di tích Cố đô Huế từ nay đến hết năm 2021.

Việc giảm giá vé tuy làm sụt giảm nguồn thu ngân sách từ bán vé tham quan di tích, nhưng đây sẽ là giải pháp kích cầu, phát triển du lịch, thu hút khách đến tham quan di tích văn hóa Huế nhiều hơn.

Được biết, từ đầu năm đến nay, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đón 202.300 lượt khách, giảm 62,7% so với cùng kỳ, tổng thu phí tham quan di tích là 19,4 tỷ đồng, chỉ đạt 16% dự toán được giao là 120 tỷ đồng.

Do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, tỉnh TT-Huế có hơn 95% doanh nghiệp du lịch phải đóng cửa, 2/3 lao động trong ngành du lịch tỉnh này lâm cảnh thất nghiệp, phải chuyển nghề.

MỚI - NÓNG