Đạo diễn Lê Quý Dương:

Tôn trọng các di sản tại Festival Di sản Ninh Bình

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Tác giả kịch bản sân khấu, tổng đạo diễn chương trình nghệ thuật Festival Tràng An Kết nối di sản - Ninh Bình 2022 khẳng định, di sản của các tỉnh/thành sẽ được tôn vinh ngang nhau, không có chuyện hơn kém.

Festival Tràng An Kết nối di sản - Ninh Bình 2022 diễn ra từ ngày 17 đến 19/11, tại TP. Ninh Bình. Chuỗi sự kiện hướng đến sự tôn vinh các di sản với 5 chương trình chính gồm: Chương trình nghệ thuật khai mạc, Lễ hội đường phố, Đêm đại nhạc hội di sản, Không gian triển lãm di sản của Ninh Bình và các tỉnh thành về tham dự, Chương trình nghệ thuật bế mạc.

“Về nguyên tắc tổ chức và dàn dựng festival, tôi muốn giữ nguyên bản và tôn trọng tuyệt đối các giá trị di sản của từng tỉnh, thành phố mang về giới thiệu tại festival. Các phần trình diễn trong chương trình khai mạc như trống nhảy, hát xẩm của Ninh Bình, quan họ Bắc Ninh, múa rối cạn Hải Phòng, chầu văn Hà Nam, Nam Định, đờn ca tài tử ở các tỉnh thành phía Nam...”, tổng đạo diễn Lê Quý Dương cho biết.

Tôn trọng các di sản tại Festival Di sản Ninh Bình ảnh 1

Chương trình nghệ thuật sẽ tôn vinh các di sản của các địa phương.

Đạo diễn Lê Quý Dương cho biết, kịch bản được xây dựng trên phương pháp tôn trọng và giữ nguyên bản các tiết mục của từng tỉnh thành về tham dự festival, cố gắng giữ được tính nguyên gốc, mộc mạc và độc đáo, đa dạng của các giá trị di sản được giới thiệu tại festival. Ở đây không có chuyện di sản nào hơn di sản nào, di sản của mỗi tỉnh đều được tôn vinh như nhau trên sân khấu.

Đạo diễn chọn phương pháp làm mới và ứng dụng di sản vào đời sống bằng việc một mặt vẫn giữ nguyên các giá trị cốt lõi của di sản và mặt khác đặt các giá trị đó trong những không gian mới với các công nghệ mới để làm cho những giá trị di sản đó tiếp cận được với đời sống hiện đại.

Tôn trọng các di sản tại Festival Di sản Ninh Bình ảnh 2

Đạo diễn Lê Quý Dương cam kết tôn trọng các di sản ngang nhau tại Festival di sản.

“Festival Tràng An Kết nối di sản - Ninh Bình 2022 trở thành hiện thực với mong muốn hội ngộ và lan toả cùng hệ thống di sản trên khắp các vùng miền của cả nước, hướng tới tầm nhìn tương lại, tổ chức định kỳ 2 năm một lần, phát triển thành một Festival Di sản Quốc gia và Quốc tế được tổ chức và trở thành thương hiệu văn hoá di sản của quê hương Ninh Bình”, đạo diễn Lê Quý Dương nói.

MỚI - NÓNG
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
TPO - Quần thể Di tích quốc gia thành Sơn Phòng, đền Trầm Lâm và đền Công Đồng tại xã Phú Gia, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh gắn với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của vua Hàm Nghi. Đặc biệt nơi đây còn lưu giữ nhiều “bảo vật” nhà vua ban tặng.

Có thể bạn quan tâm

Trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 phải được dạy Tiếng Việt

Trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 phải được dạy Tiếng Việt

TPO - Thông tư mới của Bộ GD&ĐT quy định, dạy Tiếng Việt cho trẻ em là người dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 nhằm mục tiêu chuẩn bị tâm thế sẵn sàng, chủ động cho trẻ trong học tập, hình thành kĩ năng học tập cơ bản và năng lực sử dụng Tiếng Việt, kĩ năng giao tiếp, ứng xử xã hội cho trẻ.
Đan Viện Châu Sơn

Chiều buông Đan viện Châu Sơn

TP - Đã bao năm thênh thang vo vo bánh xe lăn những Quốc lộ số 1, đường Hồ Chí Minh và cao tốc đã khiến tôi bỏ bẵng đi xứ Nho Quan của đất Ninh Bình này. Mà đâu phải xứ lạ? Nho Quan kề ngay địa đầu phía Bắc của xứ Thanh chỉ cách Thành Nhà Hồ Vĩnh Lộc quê tôi vài chục cây số!
Các thành viên của Ethnicity trong một chuyến thực tế về địa phương

Dệt thổ cẩm bằng công nghệ số

TP - Yêu văn hóa dân tộc theo cách riêng, một nhóm bạn trẻ đã nhiệt huyết “dệt” hàng ngàn mẫu hoa văn thổ cẩm của người dân tộc thiểu số bằng công nghệ số. Và từ đây, thổ cẩm Việt đã đi ra thế giới.