Thanh Hóa: Bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa đồng bào dân tộc huyện Mường Lát

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Trong những năm qua, các cấp ủy đảng, chính quyền huyện Mường Lát (Thanh Hoá) đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức các hoạt động bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa trên địa bàn huyện.

Mường Lát là huyện vùng cao biên giới nằm ở phía tây của tỉnh Thanh Hóa, có dân số hiện nay 40.684 người, bao gồm các thành phần dân tộc: Dân tộc Thái chiếm 44,05% tổng dân số, dân tộc Mông chiếm 43%, dân tộc Dao chiếm 2,11%, dân tộc Khơ mú chiếm 2,49%, dân tộc Mường chiếm 3,41%, các dân tộc khác chiếm 4,94%.

Đa số nhân dân trong huyện có tín ngưỡng dân gian là thờ cúng ông bà, tổ tiên và người có công với nước; sinh hoạt nghi lễ tương đối đơn giản, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc.

Nhằm phát huy giá trị di sản, huyện Mường Lát đã phối hợp các ngành chức năng của tỉnh tổ chức kiểm kê di tích và di sản văn hóa phi vật thể; lập quy hoạch khoanh vùng, cắm mốc và huy động các nguồn lực để thực hiện bảo tồn các di sản văn hóa.

Thanh Hóa: Bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa đồng bào dân tộc huyện Mường Lát ảnh 1

Vào những dịp lễ lớn ở huyện Mường Lát, đồng bào các dân tộc thể hiện những đặc trưng văn hoá riêng của dân tộc mình

Thanh Hóa: Bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa đồng bào dân tộc huyện Mường Lát ảnh 2

Đồng bào các dân tộc tập trung đến những phiên chợ để mua sắm, vui chơi vào các dịp lễ lớn.

Thanh Hóa: Bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa đồng bào dân tộc huyện Mường Lát ảnh 3

Chính quyền địa phương tổ chức giao lưu văn hoá, thể thao

Huyện Mường Lát đã tổ chức triển khai xây dựng đền thờ Tướng quân Tư Mã Hai Đào; tạo điều kiện cho việc xây dựng chùa Thiền viện Đại Hóa, khu phố Tén Tằn, thị trấn Mường Lát; dựng phù điêu hình tượng Đoàn quân Tây Tiến ở bản Sài Khao, xã Mường Lý. Phát động trong nhân dân nhằm phát hiện, sưu tầm và hiến tặng các hiện vật có liên quan đến đền thờ Tư Mã Hai Đào.

Cùng với công tác bảo tồn các giá trị di sản văn hóa vật thể, huyện Mường Lát cũng quan tâm chú trọng công tác bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa phi vật thể, như hàng năm tổ chức các hội thi nhằm duy trì một số lễ hội, trò chơi, trò diễn dân gian, các loại đạo cụ dân tộc, ẩm thực; tổ chức được các lớp dạy chữ Thái, chữ Mông...

MỚI - NÓNG
Màn rước nữ tướng 12 tuổi ở khai Hội Gióng
Màn rước nữ tướng 12 tuổi ở khai Hội Gióng
TPO - Màn rước kiệu nữ tướng trẻ của thôn Yên Tàng (xã Bắc Phú) thu hút sự quan tâm của người dân, du khách thập phương trong lễ khai Hội Gióng đền Sóc diễn ra sáng 27/1 (mùng 6 Tết Nguyên đán) tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt đền Sóc (huyện Sóc Sơn, TP. Hà Nội).

Có thể bạn quan tâm

Trắng đêm ở cao nguyên Kon Hà Nừng

Trắng đêm ở cao nguyên Kon Hà Nừng

TP - Vượt gần 20 cây số đường rừng để vào lõi Cao nguyên Kon Hà Nừng (Kon Chư Răng, xã Sơn Lang, huyện Kbang, Gia Lai) chúng tôi dựng trại bên bờ thác K50, tách biệt chốn thành thị ồn ã. Bên ánh lửa ấm áp, nơi đây chỉ có tiếng suối reo và câu chuyện giữ rừng của người Ba Na.
Độc đáo Lễ hội Ná Nhèm

Độc đáo Lễ hội Ná Nhèm

TP - Mặc cho mưa rét, ngày 15 tháng Giêng vừa qua, gần chục nghìn lượt người đến với hội Ná Nhèm- một lễ hội xuân truyền thống có từ 300 năm của người dân tộc Tày xã Trấn Yên, huyện Bắc Sơn, Lạng Sơn.