Gia Lai

Hơn 841 tỷ đồng thực hiện phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số

0:00 / 0:00
0:00
TPO - UBND tỉnh Gia Lai vừa ban hành Kế hoạch số 2281/KH-UBND về thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi năm 2022 trên địa bàn.

Theo đó, tổng nguồn vốn thực hiện Chương trình năm 2022 (đã bao gồm vốn năm 2021 chuyển sang thực hiện năm 2022) là 841,088 tỷ đồng.

Trong đó, vốn ngân sách Trung ương 473,072 tỷ đồng, vốn ngân sách địa phương 89,366 tỷ đồng, vốn vay tín dụng chính sách 228,112 tỷ đồng, vốn huy động hợp pháp khác 50,538 tỷ đồng.

Hơn 841 tỷ đồng thực hiện phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số ảnh 1
Ảnh minh họa

Chương trình đặt mục tiêu trong năm 2022 giảm tỷ lệ hộ nghèo vùng đồng bào DTTS và miền núi là 3%; giải quyết khoảng 14% số hộ thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất cho đồng bào DTTS.

Phấn đấu đạt 97,62% xã có đường ô tô đến trung tâm xã được bê tông hóa hoặc nhựa hóa; 89,14% thôn, làng có đường ô tô đến trung tâm được cứng hóa; 79,9% số trường, lớp học được xây dựng kiên cố; 99,9% số hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia và các nguồn điện khác phù hợp; phấn đấu 89% người đồng bào DTTS được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh; 100% đồng bào DTTS được xem truyền hình và 85% đồng bào DTTS được nghe phát thanh...

Tăng cường công tác y tế để đồng bào DTTS được tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe hiện đại. Tiếp tục khống chế dịch bệnh ở vùng đồng bào DTTS và miền núi; 90% đồng bào DTTS tham gia bảo hiểm y tế; giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng thể nhẹ cân xuống dưới 18%...

Bảo tồn và phát triển các giá trị, bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc. 50% di sản văn hóa truyền thống được kiểm kê, sưu tầm; 80% di tích xếp hạng được bảo vệ và chống xuống cấp. 91,9% thôn có nhà sinh hoạt cộng đồng. 50% thôn có đội văn hóa, văn nghệ hoạt động thường xuyên, có chất lượng.

Phấn đấu 45,8% lao động trong độ tuổi được đào tạo nghề phù hợp với nhu cầu, điều kiện của người DTTS...

Nội dung Chương trình gồm các dự án như: Giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt; Quy hoạch, sắp xếp, bố trí, ổn định dân cư ở những nơi cần thiết; Phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các vùng miền để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị; Đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào DTTS và miền núi và các đơn vị sự nghiệp công lập của lĩnh vực dân tộc; Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch...

UBND tỉnh giao Ban Dân tộc tỉnh chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành tỉnh và các địa phương triển khai thực hiện Kế hoạch.

MỚI - NÓNG
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
TPO - Quần thể Di tích quốc gia thành Sơn Phòng, đền Trầm Lâm và đền Công Đồng tại xã Phú Gia, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh gắn với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của vua Hàm Nghi. Đặc biệt nơi đây còn lưu giữ nhiều “bảo vật” nhà vua ban tặng.

Có thể bạn quan tâm

Đẩy lùi hủ tục, hành vi phản cảm, bạo lực trong lễ hội

Đẩy lùi hủ tục, hành vi phản cảm, bạo lực trong lễ hội

TPO - Bộ tiêu chí về môi trường văn hóa trong lễ hội truyền thống vừa được lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Bộ VHTTDL) ký ban hành với mục đích đảm bảo một mùa lễ hội văn minh, lành mạnh, đồng thời bài trừ hủ tục, tập quán lạc hậu, nghi lễ có tính bạo lực và các hành vi phản cảm, lệch chuẩn.
Điểm cầu tỉnh Cao bằng tham gia họp trực tuyến.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh làm việc với tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn

TPO - Sáng 23/11, ông Hầu A Lềnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc chủ trì Hội nghị trực tuyến làm việc với lãnh đạo các tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn về tình hình sản xuất kinh doanh, đầu tư công, xây dựng hạ tầng, xuất nhập khẩu, nhà ở xã hội, thị trường bất động sản, kỷ luật kỷ cương hành chính; tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, kiến nghị của 2 tỉnh trong quá trình thực hiện.