Tết Đoan Ngọ của người Thái ở Nghệ An

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Trong các cộng đồng người Thái ở huyện Con Cuông (Nghệ An), Tết Đoan Ngọ (ngày 5/5 âm lịch) là ngày gợi nhớ công ơn tổ tiên và dịp để dòng họ sum họp ăn uống.

Cộng đồng người Thái ở huyện Con Cuông, Nghệ An gọi Tết Đoan Ngọ là “tết Mồng năm”. Chẳng ai nhớ tết Mồng năm có từ bao giờ, chỉ biết cứ đến ngày này, bà con dân bản lại sum vầy, đồng loạt tổ chức như một lễ hội.

Tết Đoan Ngọ của người Thái ở Nghệ An ảnh 1

Bà con dòng họ Lữ ở bản Liên Đình, xã Chi Khê, huyện Con Cuông, Nghệ An soạn mâm cúng.

Tại đền thờ họ Lữ, bản Liên Đình, xã Chi Khê, huyện Con Cuông, từ sáng sớm, bà con dòng họ đã tập trung đông đủ để soạn mâm cúng. Trên mâm cúng tết Mồng năm, ngoài rượu (thường là 2 chén), 2 bát xôi, 1 con gà, 2 chén nước chè xanh thì không thể thiếu 2 bát cháo đậu xanh nấu mật mía. Ngày nay, có thể dùng đường để nấu cháo miễn sao cháo có vị ngọt.

Gà cúng tết Mồng năm thường được chăm kỹ nên sẽ béo hơn gà thường. Có nhà cúng gà trống, nhưng dòng họ Lương của cụ Phúc thì không nhất thiết phải là trống hay mái, miễn sao là một con gà béo tốt.

Tết Đoan Ngọ của người Thái ở Nghệ An ảnh 2

Mâm cúng trong ngày Tết Đoan Ngọ của người Thái ở Nghệ An

Ngoài mâm cúng "ma nhà" thì mỗi gia đình còn biện cỗ đi cúng đền thờ tổ của cả dòng họ. Đây cũng là dịp để mọi người trong dòng họ sum họp ăn uống. Nơi sum họp thường là tại nhà tộc trưởng hoặc tại ngay đền thờ họ.

Sau khi làm xong lễ cúng, xôi, gà của các mâm cúng sẽ chia làm hai phần. Một phần để ăn tập trung tại đền thờ họ, một phần sẽ được mang về nhà.

Tết Đoan Ngọ của người Thái ở Nghệ An ảnh 3

Tộc trưởng cúng mời tổ tiên

Một phong tục khá đặc biệt trong ngày Tết Mồng năm của người Thái ở Con Cuông, đây là ngày duy nhất trong năm để đi hái thuốc nam. Người dân nơi đây tin rằng, chỉ vào đúng giờ Ngọ ngày này, những cây thuốc trên rừng mới phát huy được hết tác dụng chữa bệnh.

Tết Đoan Ngọ của người Thái ở Nghệ An ảnh 4

Sau lễ cúng, mọi người trong dòng họ tập trung ăn uống ngay tại đền thờ họ

Trước khi lên đường vào rừng, người dân thắp hương khấn trước bàn thờ tổ tiên xin chỉ lối đến chỗ cây thuốc quý. Vào đến rừng, trước khi hái cây thuốc, bà con sẽ khấn xin ‘chàu đin, chàu nhà’ với chủ đất, xin cây thuốc quý về dùng.

Các loại cây được mang về chặt ra thành từng khúc từ 5-10 cm rồi mang phơi khô để dành uống trong năm. Những cây thuốc trong ngày này được cho là sẽ mang lại sức khỏe, bổ dưỡng về tinh thần cho người dùng. Những cây thuốc hái được đem về nấu dùng như nước uống hàng ngày.

MỚI - NÓNG
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
TPO - Quần thể Di tích quốc gia thành Sơn Phòng, đền Trầm Lâm và đền Công Đồng tại xã Phú Gia, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh gắn với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của vua Hàm Nghi. Đặc biệt nơi đây còn lưu giữ nhiều “bảo vật” nhà vua ban tặng.

Có thể bạn quan tâm

Trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 phải được dạy Tiếng Việt

Trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 phải được dạy Tiếng Việt

TPO - Thông tư mới của Bộ GD&ĐT quy định, dạy Tiếng Việt cho trẻ em là người dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 nhằm mục tiêu chuẩn bị tâm thế sẵn sàng, chủ động cho trẻ trong học tập, hình thành kĩ năng học tập cơ bản và năng lực sử dụng Tiếng Việt, kĩ năng giao tiếp, ứng xử xã hội cho trẻ.
Đan Viện Châu Sơn

Chiều buông Đan viện Châu Sơn

TP - Đã bao năm thênh thang vo vo bánh xe lăn những Quốc lộ số 1, đường Hồ Chí Minh và cao tốc đã khiến tôi bỏ bẵng đi xứ Nho Quan của đất Ninh Bình này. Mà đâu phải xứ lạ? Nho Quan kề ngay địa đầu phía Bắc của xứ Thanh chỉ cách Thành Nhà Hồ Vĩnh Lộc quê tôi vài chục cây số!
Các thành viên của Ethnicity trong một chuyến thực tế về địa phương

Dệt thổ cẩm bằng công nghệ số

TP - Yêu văn hóa dân tộc theo cách riêng, một nhóm bạn trẻ đã nhiệt huyết “dệt” hàng ngàn mẫu hoa văn thổ cẩm của người dân tộc thiểu số bằng công nghệ số. Và từ đây, thổ cẩm Việt đã đi ra thế giới.