Phát huy giá trị của dược liệu trong phát triển KTXH vùng đồng bào dân tộc thiểu số

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Cây thuốc được phát triển có thể giúp cho nhiều vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, bảo vệ môi trường.

Ngày 26/9, Báo Sức khỏe và Đời sống phối hợp với Cục Quản lí Y, Dược Cổ truyền (Bộ Y tế), tổ chức Lễ công bố Chương trình Vinh danh Vì sự phát triển Dược liệu Việt gắn với phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Chương trình vinh danh các hợp tác xã, hộ gia đình, doanh nghiệp có thành tích nuôi trồng, bảo tồn, hình thành được chuỗi liên kết trong phát triển dược liệu; từ đó phát triển các sản phẩm góp phần nâng cao sức khoẻ cho người dân; đem lại cuộc sống ấm no cho bà con tại các vùng nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Với hệ sinh thái phong phú, Việt Nam được đánh giá là quốc gia có tiềm năng lớn về việc nuôi dưỡng và phát triển các cây thuốc, dược liệu quý, hiếm. Nước ta có vô số loại cây có thể dùng làm thuốc, các cây thuốc phân bố rộng khắp cả nước, tập trung chủ yếu ở các trung tâm đa dạng sinh vật là Bạch Mã, Lâm Viên, Hoàng Liên Sơn, Cúc Phương, Yok Đôn và Cát Tiên.

Theo thống kê của Viện Dược liệu, Việt Nam đã ghi nhận trên 5.000 loài thực vật và nấm, 408 loài động vật và 75 loại khoáng vật có công dụng làm thuốc. Trong đó có nhiều loài dược liệu quý về công dụng chữa bệnh lẫn giá trị về mặt kinh tế. Cây thuốc được phát triển có thể giúp cho nhiều vùng nông thôn, miền núi xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, bảo vệ môi trường.

Phát huy giá trị của dược liệu trong phát triển KTXH vùng đồng bào dân tộc thiểu số ảnh 1

Theo Quyết định 1976/QĐ-TTg về Quy hoạch tổng thể phát triển dược liệu đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 của Thủ tướng Chính phủ, Việt Nam có 8 vùng trồng nguyên liệu trên cả nước để trồng 54 loài dược liệu, lựa chọn và khai thác hợp lý 24 loài dược liệu tự nhiên.

Sau gần 30 năm thực hiện công tác bảo tồn, khai thác và phát triển nguồn cây thuốc đã đạt những kết quả nhất định. Đến nay, ngành y tế đã duy trì mạng lưới bảo tồn nguồn gen tại 7 vùng sinh thái gồm: vùng đồng bằng Sông Hồng (Hà Nội), vùng trung du phía Bắc (Tam Đảo), vùng núi cao phía Bắc (Lào Cai), vùng Bắc Trung Bộ (Thanh Hóa), vùng Tây Nguyên (Đà Lạt), vùng Duyên hải Nam Trung Bộ (Phú Yên) và vùng Đông Nam bộ (Thành phố Hồ Chí Minh). Đồng thời, ngành đã lưu giữ và bảo tồn 1.531 nguồn gen thuộc 884 loài cây thuốc tại 7 vườn cây thuốc thuộc các đơn vị.

Đặc biệt, hiện đã có 11 cây dược liệu được trồng theo nguyên tắc, tiêu chuẩn “Thực hành tốt trồng trọt và thu hái cây thuốc” (GACP-WHO), bao gồm: Trinh nữ hoàng cung, Actiso, Bìm bìm biếc, Rau đắng đất, Đinh lăng, Diệp hạ châu đắng, cỏ Nhọ nồi, Tần dày lá, Dây thìa canh, chè dây và Kim tiền thảo.

Có được những thành tựu này, không thể không nhắc đến vai trò quan trọng của các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, người nông dân và doanh nghiệp tại các vùng trồng dược liệu trên khắp cả nước.

Phát huy giá trị của dược liệu trong phát triển KTXH vùng đồng bào dân tộc thiểu số ảnh 2

Nhằm vinh danh các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, hộ cá thể và doanh nghiệp có thành tích nuôi trồng, bảo tồn, hình thành được chuỗi liên kết trong phát triển dược liệu tại các vùng miền trên cả nước, đặc biệt là vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, Báo Sức khoẻ và Đời sống phối hợp với Cục Quản lí Y, Dược Cổ truyền tổ chức Chương trình Vinh danh “Vì sự phát triển dược liệu Việt gắn với phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi".

Phát biểu tại Lễ công bố Chương trình Vinh danh “Vì sự phát triển dược liệu Việt gắn với phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi”, nhà báo Trần Tuấn Linh, Tổng Biên tập Báo Sức khỏe và Đời sống cho biết: “Chương trình được Báo Sức khỏe và Đời sống tổ chức như một sự động viên, khuyến khích và cổ vũ các cá nhân, hợp tác xã, doanh nghiệp chung tay vì sự phát triển dược liệu Việt, nhằm phát huy giá trị của dược liệu trong chăm sóc sức khỏe và phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; đẩy mạnh chuỗi vùng trồng – sản xuất, phát triển các loại thuốc chữa bệnh từ dược liệu và các sản phẩm chăm sóc, bảo vệ sức khỏe từ các bài thuốc quý, tạo thêm nhiều giá trị cho cây thuốc Việt; đồng thời góp phần xây dựng thói quen “người Việt dùng thuốc Việt” từ các sản phẩm dược liệu thế mạnh của Việt Nam”.

Lễ Vinh danh “Vì sự phát triển dược liệu Việt gắn với phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi” 2023 sẽ được tổ chức chính thức vào đầu tháng 12/2023 là cơ hội để hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, người nông dân và doanh nghiệp tại các vùng trồng dược liệu nhìn lại hành trình bảo tồn, phát triển bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên quốc gia, góp phần nâng cao chất lượng dược liệu trong chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ cho người Việt.

Bày tỏ niềm vui tại buổi lễ, PGS.TS Lê Văn Truyền, Chuyên gia cao cấp dược học, Nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế, thay mặt Hội đồng xét duyệt hồ sơ khẳng định, Lễ vinh danh "Vì sự phát triển dược liệu Việt gắn liền với việc phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi" là hoạt động có ý nghĩa lớn nhằm động viên khuyến khích các cá nhân, tổ chức nghiên cứu, hợp tác xã và doanh nghiệp tích cực hưởng ứng nhằm thực hiện các chính sách và chương trình của Chính phủ vừa mới ban hành, chung tay phát huy giá trị của dược liệu Việt, hưởng ứng cuộc vận động "Người Việt ưu tiên dùng hàng Việt", góp phần phát triển kinh tế - xã hội trên các vùng, miền của đất nước.

MỚI - NÓNG
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
TPO - Quần thể Di tích quốc gia thành Sơn Phòng, đền Trầm Lâm và đền Công Đồng tại xã Phú Gia, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh gắn với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của vua Hàm Nghi. Đặc biệt nơi đây còn lưu giữ nhiều “bảo vật” nhà vua ban tặng.

Có thể bạn quan tâm

Trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 phải được dạy Tiếng Việt

Trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 phải được dạy Tiếng Việt

TPO - Thông tư mới của Bộ GD&ĐT quy định, dạy Tiếng Việt cho trẻ em là người dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 nhằm mục tiêu chuẩn bị tâm thế sẵn sàng, chủ động cho trẻ trong học tập, hình thành kĩ năng học tập cơ bản và năng lực sử dụng Tiếng Việt, kĩ năng giao tiếp, ứng xử xã hội cho trẻ.
Đan Viện Châu Sơn

Chiều buông Đan viện Châu Sơn

TP - Đã bao năm thênh thang vo vo bánh xe lăn những Quốc lộ số 1, đường Hồ Chí Minh và cao tốc đã khiến tôi bỏ bẵng đi xứ Nho Quan của đất Ninh Bình này. Mà đâu phải xứ lạ? Nho Quan kề ngay địa đầu phía Bắc của xứ Thanh chỉ cách Thành Nhà Hồ Vĩnh Lộc quê tôi vài chục cây số!
Các thành viên của Ethnicity trong một chuyến thực tế về địa phương

Dệt thổ cẩm bằng công nghệ số

TP - Yêu văn hóa dân tộc theo cách riêng, một nhóm bạn trẻ đã nhiệt huyết “dệt” hàng ngàn mẫu hoa văn thổ cẩm của người dân tộc thiểu số bằng công nghệ số. Và từ đây, thổ cẩm Việt đã đi ra thế giới.