Nồng nàn xôi trám xứ Lạng

0:00 / 0:00
0:00
TP - Khi tiết trời sang thu (độ tháng 8 âm lịch), đồng bào các dân tộc Tày, Nùng ở xứ Lạng lại lên rừng hái trám. Sau đó, người dân địa phương đã kết hợp tài tình giữa quả trám và gạo nếp để tạo nên món xôi trám có hương vị thơm ngon, béo ngậy.

Trám là một loại quả tự nhiên của núi rừng xứ Lạng, có công dụng giải khát, thanh giọng, giải độc, giải rượu. Trám có hai loại trắng và đen. Trám trắng thường để làm mứt, ô mai. Trám đen dùng làm món kho, sốt với cá. Nhưng độc đáo hơn là làm món xôi trám đem đến cho người thưởng thức một hương vị rất riêng.

Bà Triệu Thủy Tiên, dân tộc Nùng, trú tại khu Khòn Lèng, phường Tam Thanh, thành phố Lạng Sơn giới thiệu: Xôi trám, tiếng dân tộc gọi là “khẩu nua mác bây”. Loại thức ăn này dễ làm, đơn giản nhưng ăn rất bổ, có vị bùi thơm của trám, lạ miệng cộng thêm chút vị chua, hăng của trám đen hơi tê tê nơi đầu lưỡi tạo cảm giác thích thú.

Nồng nàn xôi trám xứ Lạng ảnh 1

Người Tày, Nùng hãnh diện giới thiệu món xôi trám quê hương. Ảnh: Duy Chiến

“Để làm món xôi trám, trước hết phải chọn quả trám đã chín, không bị sâu. Quả trám đem rửa sạch rồi ngâm (om trám) vào nước ấm khoảng 25-30 độ C cho quả mềm (nếu nước nóng hơn trám sẽ không mềm mà cứng lại, không ăn được hoặc ăn rất sượng). Tiếp đó vớt quả trám ra rồi đem bóc vỏ đen, lấy phần thịt bỏ hạt, tiến hành nghiền nhuyễn trộn với gạo nếp, sau đó đem đồ trên chõ đến khi xôi chín có màu hồng. Về phần gạo nếp cũng phải chọn loại nếp hương đúng mùa. Nếp đem ngâm với nước tầm 8 - 10 tiếng, sau đó vo sạch, cho vào chõ trộn cùng với cùi trám, xóc với chút muối để xôi dẻo lâu và thêm đậm đà và nấu với lửa nhỏ. Sau 30 phút, mở nắp vung, mùi thơm của nếp chín và nhựa trám bùi và ngậy bay ngào ngạt khắp không gian báo hiệu một nồi xôi hấp dẫn đã hoàn thành. Thành phẩm xôi trám dẻo thơm, không dính tay và có màu tím hồng vô cùng đẹp mắt”, bà Tiên giới thiệu.

“Dịp rằm, lễ tết, người Tày, Nùng Lạng Sơn thường làm món xôi trám để giới thiệu đặc sản thơm, ngon, béo ngậy, cộng thêm chút vị chua, hăng của trám đen tê tê đầu lưỡi tạo cảm giác thích thú cho người thưởng thức” Bà Triệu Thủy Tiên

Món xôi trám có thể ăn kèm muối vừng đen hoặc lạp xưởng (loại thịt đặc sản Lạng Sơn). Vị dẻo ngọt của nếp hòa lẫn với cái sần sật béo bùi tự nhiên của trám tạo nên một tổ hợp ẩm thực lạ miệng đầy thú vị, ăn mãi mà không thấy ngán. Hơn hết, hương thơm đặc trưng của trám thoang thoảng tỏa ra từ phần xôi vẫn còn nóng hổi phảng phất khói càng tăng thêm sức hấp dẫn của thức quà đặc sản vùng xứ Lạng.

Đối với người dân tộc Tày, Nùng, xôi trám là món ăn truyền thống có thể xuất hiện trong bữa sáng bình dị, dần dà tỏa ra trong các nhà hàng, quán ăn, lễ hội và mâm cơm ấm cúng của gia đình.

MỚI - NÓNG
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
TPO - Quần thể Di tích quốc gia thành Sơn Phòng, đền Trầm Lâm và đền Công Đồng tại xã Phú Gia, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh gắn với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của vua Hàm Nghi. Đặc biệt nơi đây còn lưu giữ nhiều “bảo vật” nhà vua ban tặng.

Có thể bạn quan tâm

Trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 phải được dạy Tiếng Việt

Trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 phải được dạy Tiếng Việt

TPO - Thông tư mới của Bộ GD&ĐT quy định, dạy Tiếng Việt cho trẻ em là người dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 nhằm mục tiêu chuẩn bị tâm thế sẵn sàng, chủ động cho trẻ trong học tập, hình thành kĩ năng học tập cơ bản và năng lực sử dụng Tiếng Việt, kĩ năng giao tiếp, ứng xử xã hội cho trẻ.
Đan Viện Châu Sơn

Chiều buông Đan viện Châu Sơn

TP - Đã bao năm thênh thang vo vo bánh xe lăn những Quốc lộ số 1, đường Hồ Chí Minh và cao tốc đã khiến tôi bỏ bẵng đi xứ Nho Quan của đất Ninh Bình này. Mà đâu phải xứ lạ? Nho Quan kề ngay địa đầu phía Bắc của xứ Thanh chỉ cách Thành Nhà Hồ Vĩnh Lộc quê tôi vài chục cây số!
Các thành viên của Ethnicity trong một chuyến thực tế về địa phương

Dệt thổ cẩm bằng công nghệ số

TP - Yêu văn hóa dân tộc theo cách riêng, một nhóm bạn trẻ đã nhiệt huyết “dệt” hàng ngàn mẫu hoa văn thổ cẩm của người dân tộc thiểu số bằng công nghệ số. Và từ đây, thổ cẩm Việt đã đi ra thế giới.