Nỗ lực nâng tầm giá trị di sản tư liệu ở Việt Nam

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Tiến sĩ Vũ Thị Minh Hương - Ủy viên Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia - cho rằng, cần có nhiều biện pháp để thế hệ trẻ tiếp cận, nhận thức đúng đắn về di sản tư liệu quốc gia. Đây là loại hình di sản chưa được nhiều người biết đến ở Việt Nam. 

Tọa đàm Hành trình ghi danh di sản tư liệu ở Việt Nam - hiện tại và tương lai được tổ chức nhân kỷ niệm 30 năm chương trình Ký ức thế giới của UNESCO, 16 năm Việt Nam tham gia Ký ức thế giới, diễn ra sáng 9/12 tại Nhà Thái học Văn Miếu - Quốc Tử Giám.

Phát biểu tại tọa đàm, TS. Vũ Thị Minh Hương, Ủy viên Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia, Phó Chủ tịch ủy ban Ký ức thế giới UNESCO khu vực châu Á - Thái Bình Dương (MOWCAP) khẳng định, từ khi tham gia chương trình, Việt Nam đã có những bước tiến quan trọng trong lĩnh vực bảo vệ và phát huy giá trị di sản tư liệu.

Nỗ lực nâng tầm giá trị di sản tư liệu ở Việt Nam ảnh 1

Tiến sĩ Vũ Thị Minh Hương - Ủy viên Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia - Phó Chủ tịch ủy ban Ký ức thế giới UNESCO khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Ảnh: NGỌC ÁNH.

Từ năm 2018, Việt Nam được tín nhiệm bầu là Phó Chủ tịch Ủy ban Chương trình Ký ức khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Ngày 26/11/2022, hai di sản tư liệu của Việt Nam đã được UNESCO ghi vào Danh sách Di sản tư liệu khu vực châu Á - Thái Bình Dương tại Thành phố An Đông (Hàn Quốc), nâng tổng số di sản được Chương trình Ký ức thế giới của UNESCO ghi danh lên 9 di sản.

Trong thời gian tới, Danh mục Ký ức quốc gia của Việt Nam tiếp tục được xây dựng, hoàn thiện.

Theo lời bà Phạm Thị Thanh Hường - Trưởng ban Văn hóa Văn phòng UNESCO tại Việt Nam - đây là những minh chứng sinh động nhất cho thấy sự tham gia tích cực của Việt Nam trong việc bảo tồn, phát huy di sản tư liệu. Việt Nam đã thực hiện cam kết tăng cường sự tiếp cận của công chúng đối với các di sản tư liệu quý - đang được quản lý bởi các cơ quan chuyên môn của nhà nước.

Dịp này các nhà quản lý, chuyên gia cũng trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về quá trình ghi danh di sản tư liệu nói chung và các di sản tư liệu được UNESCO ghi danh nói riêng ở hiện tại và hướng phát triển trong tương lai; đánh giá thực trạng quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản tư liệu Việt Nam.

Nỗ lực nâng tầm giá trị di sản tư liệu ở Việt Nam ảnh 2
Bia ma nhai tại danh thắng Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng được ghi nhận là Di sản tư liệu châu Á - Thái Bình Dương. Ảnh: CỤC DI SẢN VĂN HÓA.

Trên cương vị Phó Giám đốc Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám, ông Nguyễn Văn Tú đưa ra một số phương pháp mà Trung tâm đã thực hiện để bảo tồn, phát huy giá trị di sản bia tiến sĩ. Bên cạnh việc tổ chức các trưng bày chuyên đề, ông cho rằng công tác quảng bá, giới thiệu giá trị của bia tiến sĩ trên các phương tiện truyền thông, mạng xã hội cũng rất quan trọng.

Nỗ lực nâng tầm giá trị di sản tư liệu ở Việt Nam ảnh 3

TS. Vũ Thị Minh Hương ra mắt sách Chương trình Ký ức thế giới của UNESCO ở Việt Nam. Ảnh: NGỌC ÁNH.

Trong khuôn khổ diễn đàn, bà Vũ Thị Minh Hương ra mắt sách Chương trình Ký ức thế giới của UNESCO ở Việt Nam. Đây là ấn phẩm đầu tiên về di sản tư liệu ở nước ta. Cuốn sách phản ánh quá trình hình thành và phát triển của tổ chức MOWCAP cũng như các hoạt động thúc đẩy việc bảo tồn và phát huy giá trị các di sản tư liệu quốc gia.

Việt Nam có 9 di sản tư liệu được UNESCO vinh danh (bao gồm 3 di sản tư liệu thế giới và 6 di sản tư liệu khu vực châu Á -Thái Bình Dương).

- Mộc bản triều Nguyễn.

- Bia Tiến sĩ tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám.

- Châu bản triều Nguyễn.

- Mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm.

- Thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế.

- Mộc bản trường học Phúc Giang.

- Hoàng hoa sứ trình đồ (Hành trình đi sứ Trung Hoa).

- Bia ma nhai tại danh thắng Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng.

- Văn bản Hán Nôm làng Trường Lưu, Hà Tĩnh (1689-1943).

MỚI - NÓNG
Màn rước nữ tướng 12 tuổi ở khai Hội Gióng
Màn rước nữ tướng 12 tuổi ở khai Hội Gióng
TPO - Màn rước kiệu nữ tướng trẻ của thôn Yên Tàng (xã Bắc Phú) thu hút sự quan tâm của người dân, du khách thập phương trong lễ khai Hội Gióng đền Sóc diễn ra sáng 27/1 (mùng 6 Tết Nguyên đán) tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt đền Sóc (huyện Sóc Sơn, TP. Hà Nội).

Có thể bạn quan tâm

Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số trong bối cảnh mới

Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số trong bối cảnh mới

TPO - Ông Y Thanh Hà Niê K’Đăm, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội đề xuất bốn nhóm giải pháp Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó có nêu ý kiến cần bảo tồn khẩn cấp văn hóa các dân tộc thiểu số rất ít người.
Bạn trẻ tham gia gìn giữ và phát huy văn hóa truyền thống (Trong ảnh là hoạt động đưa văn hóa truyền thống vào trường học ở huyện Mèo Vạc, Hà Giang). Ảnh: Xuân Tùng

Bảo vệ biên cương văn hóa bằng sức mạnh nội sinh

TP - Trước tác động mãnh liệt của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 vào mọi lĩnh vực của đời sống, cần hết sức chú ý tới sức mạnh mềm của văn hoá; nâng cao trình độ và bản lĩnh sáng tạo của con người, nhất là thế hệ trẻ để bảo vệ biên cương văn hoá bằng sức mạnh nội sinh của văn hoá, con người Việt Nam...