Nghi lễ đầu năm của người Chăm được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Vừa qua, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL) Ninh Thuận phối hợp với UBND huyện Thuận Bắc tổ chức Lễ công bố và đón nhận Bằng chứng nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đối với “Nghi lễ đầu năm của người Chăm ở làng Bỉnh Nghĩa”, xã Bắc Sơn (Thuận Bắc).

Làng Chăm Bỉnh Nghĩa tiếng Chăm gọi là Palei Bal Riya. Vào tháng giêng Chăm lịch (khoảng tháng 4 dương lịch) hàng năm cộng đồng người Chăm tổ chức nghi lễ đầu năm. Những lễ vật dâng cúng là các sản vật địa phương do người dân nuôi trồng được. Thông qua việc dâng lễ thể hiện một đạo lý nhân văn sâu sắc của người Chăm. Đó là truyền thống “uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ người trồng”. Đây là dịp các gia đình sum họp, quay quần bên nhau thưởng thức các món ăn truyền thống.

Nghi lễ đầu năm của người Chăm được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia ảnh 1

Ảnh: Báo Dân tộc và phát triển.

Trong nghi lễ đầu năm của làng Chăm Bỉnh Nghĩa có các lễ cúng Rija Harei, Rija Nagar, Po Patao Bin Thuer, Po Bia Chuai, Paralao Kasah, Po Ina Nagar Hamu Kut, Po Nai và Po Riyak. Kết thúc một chuỗi nghi lễ đầu năm là nghi lễ Ikak ghak ikak limah nhằm mục đích để cầu an, cầu mong những điều tốt đẹp sẽ đến với dân làng. Đồng thời, tống đưa những tai ương, xấu xa, bệnh tật của năm cũ ra khỏi làng.

Những lời khấn của chức sắc nhắc nhở con cháu luôn hướng về cội nguồn, tri ân những người đã có công khai khẩn lập làng, ổn định đời sống dân làng.

Việc tổ chức nghi lễ giúp gắn kết cộng đồng Chăm thêm bền chặt, góp phần bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống. Qua việc thực hành nghi lễ, người Chăm bảo tồn các giá trị bản sắc văn hóa truyền thống như âm nhạc, ẩm thực, trang phục lễ hội và các nét sinh hoạt văn hóa gia đình. Vì vậy, cần phát huy các giá trị nghi lễ của người Chăm gắn với phát triển du lịch cộng đồng trong quá trình xây dựng nông thôn mới.

Năm 2019, Sở VH,TT&DL đã phối hợp với UBND huyện Thuận Bắc và huyện Ninh Hải tham mưu UBND tỉnh Ninh Thuận xây dựng hồ sơ khoa học về Tập quán xã hội và tín ngưỡng “Nghi lễ đầu năm của người Chăm ở làng Bỉnh Nghĩa” và được Bộ VH,TT&DL ban hành Quyết định số 606/QĐ-BVHTTDL ngày 3-2-2021 về việc đưa “Nghi lễ đầu năm của người Chăm ở làng Bỉnh Nghĩa” vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Thông qua nghi lễ, nhiều giá trị văn hóa đặc sắc được bảo tồn và tái hiện, trở thành ngày hội lớn, với ý nghĩa chủ đạo là cầu xin những điều tốt đẹp cho gia đình, dòng tộc, cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Qua đó, đáp ứng nhu cầu tâm linh của cộng đồng người Chăm ở làng Bỉnh Nghĩa nói riêng và một bộ phận người Chăm trong tỉnh nói chung.

MỚI - NÓNG
Đặc sắc thủ công truyền thống với 'Chuyện Đình trong phố'
Đặc sắc thủ công truyền thống với 'Chuyện Đình trong phố'
TPO - Triển lãm “Chuyện Đình trong phố” được tổ chức tại Đình Hà Vĩ và Đình Tú Thị với hoạt động ý nghĩa, trưng bày tương tác trong không gian để kể những câu chuyện về chính các ngôi Đình, về sự độc đáo của những nghề truyền thống như nghề sơn ta, thêu tay; múa rối nước, trình diễn thời trang áo dài truyền thống ...
Nâng cao nhận thức, thúc đẩy bình đẳng giới và xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới
Nâng cao nhận thức, thúc đẩy bình đẳng giới và xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới
TPO - Sáng 23/11, tại Trung tâm Văn hóa - Thể thao - Truyền thanh thành phố Sóc Trăng, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Sóc Trăng phối hợp với UBND thành phố Sóc Trăng tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới tỉnh Sóc Trăng năm 2023.

Có thể bạn quan tâm

Nâng cao chất lượng giáo dục vùng dân tộc thiểu số, miền núi

Nâng cao chất lượng giáo dục vùng dân tộc thiểu số, miền núi

TPO - Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành văn bản số 4891/BGDĐT-GDDT hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2023 - 2024 đối với giáo dục dân tộc. Theo đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo ưu tiên nguồn lực để đầu tư kiên cố hóa trường lớp ở vùng đặc biệt khó khăn, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục.
Có một người mẹ Rục như thế...

Có một người mẹ Rục như thế...

TP - Năm 2006, chồng của bà Hồ Thị Pấy qua đời, để lại 8 đứa con nheo nhóc, đứa lớn 12 tuổi, đứa út mới 8 tháng tuổi. Thời điểm ấy, cả tộc người Rục đang chìm trong đói rét và mông muội, nhưng người phụ nữ ấy đã không gục ngã, bà đã vượt qua tất cả để nuôi những đứa con trưởng thành bằng con đường ăn học.