Đua ngựa Bắc Hà trở thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

0:00 / 0:00
0:00
Các vận động viên tranh tài trên đường đua (Ảnh: TTXVN)
Các vận động viên tranh tài trên đường đua (Ảnh: TTXVN)
TPO - Lễ hội đua ngựa truyền thống Bắc Hà, tỉnh Lào Cai chính thức trở thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, một điểm nhấn văn hóa đặc sắc của bà con vùng cao.

Từ ngày 10 -12/12, Sở Văn hoá, Thể thao và du lịch Lào Cai phối hợp với UBND huyện Bắc Hà tổ chức Lễ hội mùa đông Bắc Hà năm 2021 với chủ đề “Vũ điệu Cao nguyên Trắng”, nhằm kích cầu, khôi phục du lịch ở địa phương trong điều kiện thích ứng an toàn với dịch COVID-19.

Lễ hội mùa đông Bắc Hà năm 2021 nhằm giới thiệu hình ảnh du lịch của Bắc Hà với các tỉnh thành trong cả nước, từng bước phục hồi thị trường khách du lịch nội địa, khôi phục lại ngành du lịch đảm bảo “mục tiêu kép”, vừa phòng dịch, vừa phát triển kinh tế - xã hội.

Trong khuân khổ lễ hội có các hoạt chính bao gồm: trình diễn các nghề thủ công truyền thống huyện Bắc Hà; khai mạc Lễ hội Hoa hồng Bắc Hà năm 2021; hội thi ẩm thực với chủ đề “Mâm cơm Bắc Hà”; trưng bày ảnh đẹp du lịch Bắc Hà; tham quan Hội thi ẩm thực, Khu trưng bày Di sản phi vật thể cấp Quốc gia đối và Nghệ thuật trang trí hoa văn trên trang phục người Mông Hoa.

Đặc biệt còn có hội đua ngựa Bắc Hà 2021. Giải đua ngựa Bắc Hà bắt đầu được tổ chức năm 2006, nhưng sang năm 2007, Giải đua ngựa truyền thống Bắc Hà mới chính thức được khôi phục lại. Từ đó đến nay, giải đã trở thành lễ hội thường niên của huyện Bắc Hà, tổ chức mỗi năm một lần, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân, góp phần bảo tồn và phát huy truyền thống văn hóa thể thao đặc sắc của đồng bào các dân tộc Bắc Hà.

Tại buổi khai mạc Lễ hội mùa Đông Bắc Hà năm 2021, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Lào Cai đã công bố quyết định của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch công nhận “Lễ hội đua ngựa Bắc Hà” và “Trang trí hoa văn trên trang phục người Mông hoa Bắc Hà” là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.

MỚI - NÓNG
An hòa sắc màu mùa Phật đản xứ Huế
An hòa sắc màu mùa Phật đản xứ Huế
TPO - Một mùa Phật đản lại về trên đất Huế, với muôn sắc màu trang trí an hòa, nếp sinh hoạt bình yên, chậm rãi, lắng sâu trên những con đường, dòng sông, ngôi nhà dân hay trong nhiều tự viện, tổ đình, ngôi chùa xưa cổ.

Có thể bạn quan tâm

Đà Nẵng: Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Đà Nẵng: Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

TPO - Tuy số lượng Người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn TP. Đà Nẵng không nhiều so với các tỉnh, thành phố khác, nhưng đã phát huy, khẳng định vai trò của mình tại cộng đồng dân cư vùng đồng bào DTTS, là lực lượng nòng cốt, cầu nối quan trọng giữa cấp ủy, chính quyền với Nhân dân...
Bộ trưởng Hầu A Lềnh: 'Đồng bào dân tộc thiểu số còn rất khó khăn, cần chính sách riêng'

Bộ trưởng Hầu A Lềnh: 'Đồng bào dân tộc thiểu số còn rất khó khăn, cần chính sách riêng'

TPO - "Hiện nay chúng ta đang phân định vùng theo trình độ phát triển, chủ yếu dựa vào tỉ lệ hộ nghèo, tỉ lệ hoàn thành nhiệm vụ nông thôn mới… nhưng thực tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số vẫn còn rất khó khăn, cần phải có chính sách riêng", Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh cho biết.
Chủ tịch nước chúc mừng Giáng sinh Tổng Giáo phận Hà Nội

Chủ tịch nước chúc mừng Giáng sinh Tổng Giáo phận Hà Nội

Trong không khí vui mừng chuẩn bị đón Lễ Thiên Chúa Giáng sinh 2022 và năm mới 2023, sáng 17/12, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, MTTQ Việt Nam, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã đến thăm, tặng quà, chúc mừng Tổng Giáo phận Hà Nội và Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam. Cùng đi có lãnh đạo một số ban, bộ, ngành Trung ương và TP. Hà Nội.