Nghệ nhân mê đắm Sình ca Cao Lan

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Gần 30 năm nay, hễ biết ở đâu có người Cao Lan (hay còn gọi là người Sán Chay) sinh sống, giữ được nét văn hóa đặc sắc, nghệ nhân ưu tú Hoàng Giang Lâm (62 tuổi, ở xã Quang Yên, huyện Sông Lô, Vĩnh Phúc) lại rong ruổi hàng tháng để sưu tầm, ghi chép lại. 

Trên nếp nhà sàn truyền thống của người Cao Lan, nghệ nhân ưu tú Hoàng Giang Lâm lật giở từng trang sách ông đã sưu tầm. Đó là những trang sách được làm từ giấy dó, viết bằng chữ Hán Nôm. Ông Lâm cho biết, những trang sách đó có tuổi đời khoảng 200 năm, ghi chép lại Sình ca (những bài hát đối, hát giao duyên giữa nam và nữ, hay tốp nam và tốp nữ của người Cao Lan). Đây là một trong 12 cuốn Sình ca cổ.

Nghệ nhân mê đắm Sình ca Cao Lan ảnh 1
Ông Lâm cùng cuốn tập hát Sình ca cổ.

"Đây là thành quả suốt nhiều năm tháng tôi tìm kiếm khắp nơi. Trong 12 cuốn Sình ca cổ, tôi đã sưu tầm được 8 cuốn", ông Lâm nói.

Ông kể, Sình ca là lối hát giao duyên giữa nam và nữ hay tốp nam với tốp nữ, được hát trong nhiều hoàn cảnh khác nhau như giao duyên, hát đối đáp hoặc trong đám ma của người Cao Lan. Toàn bộ 12 cuốn Sình ca giống như 12 tháng trong năm, được người Cao Lan ghi chép lại bằng chữ Nôm theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt.

"Người Cao Lan xưa mê nhau qua tiếng hát, không quan trọng về ngoại hình hay kinh tế", ông Lâm chia sẻ. Ông nhớ lại, cánh con trai người Cao Lan khi đi tìm kiếm lương duyên, thường đến những nương rẫy, đồng ruộng, nơi con gái đang gặt, cấy. Họ sẽ cất tiếng hát Sình ca, nếu được chấp thuận, người con gái sẽ hát lại. Đó là hát gọi.

Qua được vòng "gửi xe", người con trai sẽ đến nhà người con gái sau khi làm xong công việc, và hát đối đáp cùng người con gái trước sự chứng kiến của gia đình 2 bên, liên tục trong 12 đêm. Đó là hát giao duyên. Ông Lâm cho hay, ông từng được chứng kiến những người anh, người chị hát và ông rất yêu thích. Nhưng văn hóa đó cũng dần mai một vào những năm 70 của thế kỷ trước.

Chính từ những niềm trăn trở cùng với niềm đam mê văn hóa dân tộc, ông ấp ủ phải làm điều gì đó. Từ năm 1998, ông bắt đầu tập hát Sình ca và tìm hiểu. Hễ cứ nghe tin ở đâu có văn hóa Cao Lan và người Cao Lan đang sinh sống như Thái Nguyên, Tuyên Quang, Yên Bái, Bắc Giang…, ông lại tìm đến, gặp những người trưởng làng, già bản để hỏi han, ghi chép và sưu tầm.

Quá trình đó, ông gặp không ít khó khăn khi người biết về văn hóa Cao Lan không còn nhiều, người trẻ thì lại không biết về chữ Nôm cổ của người Cao Lan. Có lần, nhận được thông tin, phải vài tháng sau ông mới thu xếp đi được, đến nơi thì người cần gặp đã qua đời.

Nghệ nhân mê đắm Sình ca Cao Lan ảnh 2

Ông Lâm giới thiệu về bộ sưu tập vật dụng của người Cao Lan xưa mà ông tìm kiếm được.

Sau gần 30 năm ròng rã, ông đã sưu tầm nhiều tác phẩm như: Nhà xe chở người chết của người Cao Lan; lễ cấp sắc; tục đặt tên thánh; hát sình ca Cao Lan… Nhiều tác phẩm được ông viết tay, dạng tư liệu, in và phát miễn phí cho những ai quan tâm đến văn hóa Cao Lan. Ông cũng mới xuất bản cuốn sách "Trường ca Cao Lan- tập 1" được ông biên dịch từ những cuốn sách Cao Lan cổ.

Để lưu giữ văn hóa, ông còn tích cực tham gia các hoạt động giao lưu văn hóa cùng các dân tộc khác như người Dao, Sắn Dìu, Sán Chỉ... bằng những buổi tọa đàm, văn nghệ. Ông Lâm cũng là người đưa trống sành (Nhợc- theo tiếng gọi của người Cao Lan) kết hợp với hát Sình ca đến các buổi biểu diễn.

Sắp tới, ông ấp ủ mở lớp về văn hóa cội nguồn và lớp dạy Hán Nôm cho người dân tộc Cao Lan sinh sống quanh xã Quang Yên. Tuy nhiên, khó khăn nhất đối với ông Lâm, có lẽ là về kinh tế, vì hầu hết các hoạt động của ông, đều lấy từ kinh tế của gia đình. Người dân xã Quang Yên gọi ông là "người vác tù và hàng tổng" quả không sai.

Nghệ nhân mê đắm Sình ca Cao Lan ảnh 3

Ông Lâm bên những tấm bằng khen.

Theo Phó Chủ tịch UBND xã Quang Yên, ông Vi Đình Quang, trên địa bàn xã có 436 hộ, 1962 nhân khẩu là người dân tộc Cao Lan, chiếm gần 20% trên tổng nhân khẩu.

MỚI - NÓNG
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
TPO - Quần thể Di tích quốc gia thành Sơn Phòng, đền Trầm Lâm và đền Công Đồng tại xã Phú Gia, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh gắn với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của vua Hàm Nghi. Đặc biệt nơi đây còn lưu giữ nhiều “bảo vật” nhà vua ban tặng.

Có thể bạn quan tâm

Trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 phải được dạy Tiếng Việt

Trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 phải được dạy Tiếng Việt

TPO - Thông tư mới của Bộ GD&ĐT quy định, dạy Tiếng Việt cho trẻ em là người dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 nhằm mục tiêu chuẩn bị tâm thế sẵn sàng, chủ động cho trẻ trong học tập, hình thành kĩ năng học tập cơ bản và năng lực sử dụng Tiếng Việt, kĩ năng giao tiếp, ứng xử xã hội cho trẻ.
Đan Viện Châu Sơn

Chiều buông Đan viện Châu Sơn

TP - Đã bao năm thênh thang vo vo bánh xe lăn những Quốc lộ số 1, đường Hồ Chí Minh và cao tốc đã khiến tôi bỏ bẵng đi xứ Nho Quan của đất Ninh Bình này. Mà đâu phải xứ lạ? Nho Quan kề ngay địa đầu phía Bắc của xứ Thanh chỉ cách Thành Nhà Hồ Vĩnh Lộc quê tôi vài chục cây số!
Các thành viên của Ethnicity trong một chuyến thực tế về địa phương

Dệt thổ cẩm bằng công nghệ số

TP - Yêu văn hóa dân tộc theo cách riêng, một nhóm bạn trẻ đã nhiệt huyết “dệt” hàng ngàn mẫu hoa văn thổ cẩm của người dân tộc thiểu số bằng công nghệ số. Và từ đây, thổ cẩm Việt đã đi ra thế giới.