Báu vật linh thiêng của người Cao Lan ở Bắc Giang

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Cây lim xanh cổ thụ ở thôn Xuân Lung, xã Xuân Lương, huyện Yên Thế (Bắc Giang) được xem là báu vật linh thiêng của người Cao Lan ở nơi đây.

Chiều muộn, anh Lê Văn Vững, Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc xã Xuân Lương dẫn tôi lên quả đồi ven làng Xuân Lung, rồi bảo, trên đỉnh đồi có một báu vật của người Cao Lan ở đây.

“Đó là cây lim xanh cổ thụ nằm sừng sững trên đỉnh đồi. Từ lâu, các thế hệ người Cao Lan ở thôn Xuân Lung luôn bảo ban nhau gìn giữ báu vật này. Cây lim xanh này được nhiều người cao tuổi ở địa phương cũng như các nhà nghiên cứu khoa học cho rằng đã có hơn nghìn năm tuổi”, anh Vững tiết lộ.

Báu vật linh thiêng của người Cao Lan ở Bắc Giang ảnh 1

Cây lim xanh cổ thụ được người Cao Lan ở thôn Xuân Lung xem như báu vật

Leo lên đỉnh đồi, trước mặt chúng tôi là một cây lim có chiều cao gần 50m, gốc cây khoảng 6 đến 7 người ôm. Theo các bậc cao niên nơi đây, từ khi sinh ra đã thấy cây lim xanh sừng sững uy nghi to lớn như hiện nay. Cây lim xanh được coi như tấm bình phong che chở cho cuộc sống của đồng bào dân tộc Cao Lan nơi đây.

Báu vật linh thiêng của người Cao Lan ở Bắc Giang ảnh 2

Cây lim xanh được người Cao Lan giữ gìn qua nhiều thế hệ

Anh Vững cho biết thêm, cây lim xanh là địa điểm liên lạc của cuộc khởi nghĩa Yên Thế lừng danh, đồng thời là khu vực giáp ranh hoạt động cách mạng giữa huyện Yên Thế và tỉnh Thái Nguyên.

“Tại làng Xuân Lung, thực dân Pháp đã đánh phá dữ dội, cả làng bị cháy song cây lim xanh vẫn bình yên”, anh Vững chia sẻ.

Báu vật linh thiêng của người Cao Lan ở Bắc Giang ảnh 3

Gốc cây lim xanh to khoảng 6 -7 người ôm

Năm 2016, Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam đã công nhận cây lim xanh nghìn năm tuổi tại thôn Xuân Lung là Cây di sản Việt Nam. Hội đồng Cây di sản Việt Nam đánh giá đây là một trong số ít cây lim xanh cổ thụ nhất vùng rừng núi phía Bắc nước ta còn sót lại.

Lim xanh (tên khoa học Erythrophloeum fordii) là cây gỗ lớn, thân thẳng, tròn, gốc có bạnh nhỏ, vỏ màu nâu, cành non màu xanh lục là thực vật rừng thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIA

Cây lim xanh tại thôn Xuân Lung, có dáng trực thẳng, cao gần 50m, đứng sừng sững trên ngọn đồi cao, rễ ăn sâu vào lòng đất, gốc to sáu đến bảy người ôm, rễ chính nổi lên như mai rùa.

Đây là loài cây gỗ lớn, có giá trị quý hiếm, đứng thứ hai trong bộ tứ thiết mộc: Đinh, Lim, Sến, Táu. Việc bảo tồn cây gỗ lớn hơn 1.000 năm tuổi là cả quá trình kiên trì gìn giữ, bảo vệ của nhân dân địa phương.

MỚI - NÓNG
Màn rước nữ tướng 12 tuổi ở khai Hội Gióng
Màn rước nữ tướng 12 tuổi ở khai Hội Gióng
TPO - Màn rước kiệu nữ tướng trẻ của thôn Yên Tàng (xã Bắc Phú) thu hút sự quan tâm của người dân, du khách thập phương trong lễ khai Hội Gióng đền Sóc diễn ra sáng 27/1 (mùng 6 Tết Nguyên đán) tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt đền Sóc (huyện Sóc Sơn, TP. Hà Nội).

Có thể bạn quan tâm

Trắng đêm ở cao nguyên Kon Hà Nừng

Trắng đêm ở cao nguyên Kon Hà Nừng

TP - Vượt gần 20 cây số đường rừng để vào lõi Cao nguyên Kon Hà Nừng (Kon Chư Răng, xã Sơn Lang, huyện Kbang, Gia Lai) chúng tôi dựng trại bên bờ thác K50, tách biệt chốn thành thị ồn ã. Bên ánh lửa ấm áp, nơi đây chỉ có tiếng suối reo và câu chuyện giữ rừng của người Ba Na.
Người dân xóm Lũng Rì làm ngói máng

Sấp ngửa miếng ngói âm dương

TP - Nghề làm ngói âm dương (hay còn gọi là ngói máng) ở xóm Lũng Rì, xã Tự Do, huyện Quảng Hòa, Cao Bằng có lịch sử hơn 200 năm. Cái kỳ lạ ở đây là miếng ngói âm dương vẫn được làm hoàn toàn bằng thủ công một cách điệu nghệ như hàng trăm năm trước...
Độc đáo Lễ hội Ná Nhèm

Độc đáo Lễ hội Ná Nhèm

TP - Mặc cho mưa rét, ngày 15 tháng Giêng vừa qua, gần chục nghìn lượt người đến với hội Ná Nhèm- một lễ hội xuân truyền thống có từ 300 năm của người dân tộc Tày xã Trấn Yên, huyện Bắc Sơn, Lạng Sơn.