Nâng cao vị thế, vai trò của phụ nữ vùng cao

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Chủ tịch Hội LHPN xã Chiềng Đen Giàng Thị Mo chia sẻ, trong quá trình thực hiện công tác Hội, chị luôn tâm niệm và nỗ lực để tổ chức các hoạt động tuyên truyền tới nhiều chị em về bình đẳng giới, về việc phát triển bản thân, nâng cao vị thế của phụ nữ vùng cao trong bối cảnh hiện nay...

Ngày 19/10, tại Hà Nội, Trung ương Hội LHPN Việt Nam tổ chức Chương trình biểu dương 293 Chủ tịch Hội Phụ nữ cơ sở giỏi toàn quốc năm 2023, nhằm tôn vinh cán bộ Hội đang nỗ lực cống hiến cho công tác Hội và phong trào phụ nữ cả nước.

Dự chương trình, có ông Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội; ông Phạm Tất Thắng - Ủy viên T.Ư Đảng, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Dân vận T.Ư; bà Hà Thị Nga, Uỷ viên T.Ư Đảng, Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam; chị Nguyễn Phạm Duy Trang, Bí thư T.Ư Đoàn, Chủ tịch Hội đồng Đội T.Ư, cùng đại diện lãnh đạo các bộ, ban, ngành.

Cùng dự chương trình có 293 Chủ tịch Hội cơ sở tiêu biểu xuất sắc, đại diện cho hơn 14 nghìn Chủ tịch Hội cơ sở từ các tỉnh, thành phố, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, với thành phần đa dạng, thành tích phong phú.

Nâng cao vị thế, vai trò của phụ nữ vùng cao ảnh 1

Ông Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội phát biểu tại chương trình.

Phát biểu tại chương trình, ông Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội mong rằng, đội ngũ cán bộ Hội Phụ nữ các cấp nói chung, Chủ tịch Hội phụ nữ cơ sở nói riêng cùng nhau chung sức xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, hoạt động chuyên nghiệp, hiệu quả, thu hút nhiều hội viên, thành viên.

Cùng đó, Hội cần chú trọng đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng cán bộ, bộ máy tổ chức Hội các cấp; nâng cao hiệu quả công tác quản lý, điều hành cơ quan chuyên trách; nâng cao vị thế, mở rộng ảnh hưởng của tổ chức Hội trong quan hệ đối ngoại.

Theo Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội, đội ngũ cán bộ Hội Phụ nữ cần tiếp tục tiên phong trong rèn luyện, có tri thức, có đạo đức, có sức khỏe; có trách nhiệm với bản thân, gia đình, xã hội và đất nước; gắn bó, sâu sát với cơ sở, thích ứng nhanh với sự thay đổi của thực tiễn.

Cán bộ hội phải kiên trì, bản lĩnh trong phản ánh, kiến nghị và bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của phụ nữ trẻ em; “Lấy cuộc sống, lợi ích của phụ nữ để định hướng mục tiêu hoạt động, lấy sự hài lòng của phụ nữ làm thước đo kết quả công việc”, để vai trò chủ thể và tầm ảnh hưởng của phụ nữ trong gia đình và xã hội ngày được nâng lên.

Nâng cao vị thế, vai trò của phụ nữ vùng cao ảnh 2

Tham gia chương trình, đại biểu trẻ tuổi nhất là 31 tuổi, cao tuổi nhất là 55 tuổi. Có chị đã tham gia công tác Hội hơn 37 năm, nhiều chị có trên 20 năm giữ cương vị Chủ tịch Hội cơ sở.

Tại chương trình, bà Hà Thị Nga, Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam chia sẻ: "Các cán bộ Hội cơ sở là những tấm gương tiêu biểu đêm ngày bền bỉ dệt gấm, thêu hoa cho công tác Hội và phong trào phụ nữ cả nước.

Thông qua chương trình, khi trở về địa phương, các chị sẽ tiếp tục làm việc tốt hơn, truyền đi những thông điệp tích cực để phụ nữ ở mọi miền Tổ quốc tiếp tục cống hiến trí tuệ, tài năng và sức sáng tạo, khẳng định vai trò quan trọng của phụ nữ, của tổ chức Hội trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước".

Nâng cao vị thế, vai trò của phụ nữ vùng cao ảnh 3

Bà Hà Thị Nga, Uỷ viên T.Ư Đảng, Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam phát biểu tại chương trình

Nâng cao vị thế, vai trò của phụ nữ vùng cao ảnh 4Nâng cao vị thế, vai trò của phụ nữ vùng cao ảnh 5

Các cán bộ Hội LHPN cơ sở tiêu biểu xuất sắc nhận bằng khen tại chương trình.

Nâng cao vị thế của phụ nữ vùng cao

Trong số 293 đại biểu tham dự chương trình, có 61 đại biểu là người dân tộc thiểu số, đại diện cho 25 dân tộc (chiếm 20,82%).

Chị Giàng Thị Mo, dân tộc Mông, Chủ tịch Hội LHPN xã Chiềng Đen, thành phố Sơn La (tỉnh Sơn La) chia sẻ, trong quá trình thực hiện công tác Hội, chị luôn tâm niệm và nỗ lực để tổ chức các hoạt động tuyên truyền tới nhiều chị em về bình đẳng giới, về việc phát triển bản thân, nâng cao vị thế của phụ nữ vùng cao trong bối cảnh hiện nay.

Theo chị Mo, trước đây, tại xã Chiềng Đen, chị em phụ nữ rất ít người biết nói tiếng phổ thông, nhiều phong tục tập quán cổ hủ và định kiến giới đã hạn chế sự phát triển và lao động sản xuất của họ.

Nâng cao vị thế, vai trò của phụ nữ vùng cao ảnh 6

Chị Giàng Thị Mo, dân tộc Mông, Chủ tịch Hội LHPN xã Chiềng Đen, thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La giao lưu tại chương trình.

Vì vậy, chị Mo đã xây dựng phong trào phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế qua việc hỗ trợ cây, con giống cho 39 hộ phụ nữ khó khăn. Chị xây dựng các mô hình phát triển kinh tế như: mô hình nuôi dê nhốt, nuôi bò thương phẩm, nuôi nhím, mô hình trồng mận theo hướng hữu cơ, góp phần giúp hội viên phụ nữ tăng thu nhập, ổn định cuộc sống.

Ngoài ra, nhằm giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc trên địa bàn xã, chị Mo đã thành lập 2 câu lạc bộ Hát thái và thêu khăn Piêu với hơn 100 hội viên tham gia và đang tiếp tục được nhân rộng.

MỚI - NÓNG
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
TPO - Quần thể Di tích quốc gia thành Sơn Phòng, đền Trầm Lâm và đền Công Đồng tại xã Phú Gia, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh gắn với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của vua Hàm Nghi. Đặc biệt nơi đây còn lưu giữ nhiều “bảo vật” nhà vua ban tặng.

Có thể bạn quan tâm

Giao lưu sáng kiến truyền thông về phòng, chống bạo lực gia đình, thúc đẩy bình đẳng giới

Giao lưu sáng kiến truyền thông về phòng, chống bạo lực gia đình, thúc đẩy bình đẳng giới

TPO - Tại buổi Giao lưu sáng kiến truyền thông về phòng, chống bạo lực gia đình do Trung ương Hội LHPN Việt Nam và Hội LHPN tỉnh Thanh Hóa phối hợp tổ chức, nhiều tiểu phẩm đặc sắc, nhiều sáng kiến hay, nhiểu hoạt động thu hút.., đã giúp hội viên, phụ nữ và nhân dân nhận thức rõ hơn trách nhiệm tham gia công tác phòng, chống bạo lực gia đình, thúc đẩy bình đẳng giới.