Tạo cơ hội để phụ nữ dân tộc thiểu số khẳng định tiếng nói bình đẳng

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Giảng viên Học viện Phụ nữ Việt Nam Nguyễn Thị Lan cho rằng tạo cơ hội và trao quyền cho phụ nữ dân tộc thiểu số không chỉ là vấn đề của công bằng giới mà còn là yếu tố then chốt để thúc đẩy phát triển bền vững và tiến bộ trong mọi cộng đồng, xã hội. 

Từ quá trình nghiên cứu, chị có thể cho biết thực trạng bất bình đẳng giới ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số hiện nay?

Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước tiếp tục dành sự quan tâm đặc biệt, ưu tiên đầu tư phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH), nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số; chăm lo củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc ngày càng vững chắc; triển khai nhiều chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Mặc dù vậy, phụ nữ dân tộc thiểu số (DTTS) vẫn còn đang gặp nhiều rào cản và chịu nhiều bất bình đẳng hơn so với nam giới trên nhiều lĩnh vực. Chẳng hạn, tỷ lệ phụ nữ dân tộc thiểu số tham gia lãnh đạo, quản lý còn thấp, đặc biệt ở cấp cơ sở.

Tạo cơ hội để phụ nữ dân tộc thiểu số khẳng định tiếng nói bình đẳng ảnh 1

Ảnh minh họa.

Phụ nữ dân tộc thiểu số gặp nhiều khó khăn trong tiếp cận dịch vụ y tế, giáo dục, đặc biệt giáo dục đại học, chỉ có 5.9 % lao động nữ DTTS đã qua đào tạo, đặc biệt đào tạo đại học chỉ chiếm 1.7%.

Phụ nữ dân tộc thiểu số ít có “tiếng nói” quyết định trong nhiều vấn đề trong gia đình và xã hội, mặc nhiên bị gắn trách nhiệm chăm sóc gia đình, lo toan công việc nội trợ, chăm sóc các thành viên trong gia đình, phụng dưỡng cha mẹ, sinh con. Gánh nặng công việc chăm sóc không được trả công làm cho phụ nữ ít có thời gian phát triển sự nghiệp bản thân.

Ở một số nơi, tình trạng bạo lực đối với phụ nữ trong gia đình dân tộc thiểu số vẫn xảy ra. Nhiều phụ nữ dân tộc thiểu số thường xuyên phải chịu sự bạo hành, đánh đập từ người chồng, người cha khi say rượu hoặc thậm chí chỉ là do thấy không vừa ý. Vẫn còn dân tộc thiểu số duy trì tục cướp vợ, bắt vợ.

Tạo cơ hội để phụ nữ dân tộc thiểu số khẳng định tiếng nói bình đẳng ảnh 2

Chị Nguyễn Thị Lan hiện đang là giảng viên Khoa Giới và Phát triển, Học Viện Phụ Nữ Việt Nam.

Trước thực trạng trên, theo chị, cách nào truyền thông hiệu quả đến từng nhóm đối tượng đang có định kiến giới, trong đó có đồng bào dân tộc thiểu số?

Thứ nhất, tìm hiểu kỹ nhóm đối tượng muốn truyền thông như đặc điểm độ tuổi, văn hoá, ngôn ngữ, truyền thống của nhóm dân tộc. Nội dung, thông điệp truyền thông cần đa dạng, dễ hiểu, phù hợp với văn hoá, thúc đẩy nam giới và nữ giới dân tộc thiểu số chia sẻ các câu chuyện của mình.

Thứ hai, lựa chọn các kênh truyền thông phù hợp với nhóm đối tượng dân thiểu số. Ví dụ hiện nay không phải người dân tộc thiểu số nào cũng có điện thoại thông minh, dễ tiếp cận mạng xã hội. Nên các hình thức truyền thông trực tiếp, dựa vào cộng đồng sẽ hiệu quả hơn các chiến dịch truyền thông lớn, tốn kém. Ở Điện Biên, chúng tôi có thúc đẩy hình thành nhóm nam giới tiên phong về bình đẳng giới. Họ tham gia 16 buổi sinh hoạt, 2 tuần 1 lần, từ đó có những thay đổi sâu sắc về nhận thức và từ đó thay đổi hành vi.

Thứ ba, thúc đẩy sự tham gia của người dân, đa dạng các nhóm DTTS tham gia vào quá trình sáng tạo nội dung hoặc các hoạt động xã hội, hoạt động cộng đồng liên quan bình đẳng giới.

Có rất nhiều hình thức truyền thông tương ứng với nhóm đối tượng như: Với phụ nữ, tập trung vào nâng cao nhận thức, trao quyền, làm cho họ tự tin, tự chủ để có thể làm chủ cuộc sống, đưa ra được quyết định của mình với sự hiểu biết.

Muốn vậy, cần tập trung vào các khoá tập huấn, chương trình đào tạo truyền cảm hứng, các hoạt động nghệ thuật để thu hút sự tham gia của chị em DTTS. Cần thúc đẩy các mô hình truyền thông thách thức định kiến giới, phụ nữ tham gia làm lãnh đạo, quản lý, làm nghiên cứu khoa học…

Với nhóm nam giới và trẻ em trai, cần tập trung vào truyền thông về bình đẳng giới, tôn trọng phụ nữ, tôn trọng các giá trị của bình đẳng trong quan hệ hôn nhân, gia đình, nơi làm việc và ngoài cộng đồng. Ngoài ra truyền thông cũng cần tập trung thúc đẩy sự tham gia của nam giới trong chia sẻ công việc chăm sóc gia đình, nuôi dạy con cái bằng nhiều hình thức truyền thông sáng tạo.

Để thực hiện hiệu quả công tác bình đẳng giới, cần đẩy mạnh công tác đào tạo nhân lực về bình đẳng giới như thế nào?

Trước tiên, cần phải xây dựng đội ngũ nhân lực về bình đẳng giới và lồng ghép giới. Luật Bình đẳng giới quy định cần lồng ghép giới vào các văn bản luật và chính sách. Vì thế, việc lồng ghép giới vào văn bản dưới luật, các chính sách, chương trình, đề án, dự án và đặc biệt nhận thức bình đẳng giới cần thay đổi trong mỗi tổ chức và mỗi cá nhân.

Tuy nhiên, hầu hết hiện nay nhân lực làm về bình đẳng giới còn nhiều hạn chế về số lượng, năng lực và chuyên môn. Hầu hết các nhân lực làm về bình đẳng giới hiện nay trong các cơ quan nhà nước làm công tác kiêm nhiệm, chưa được đào tạo chuyên sâu về bình đẳng giới. Nhiều tổ chức tuyển dụng nhân lực thúc đẩy bình đẳng giới gặp nhiều khó khăn.

Ngành Giới và Phát triển đang được đẩy mạnh ở hơn 150 trường trên thế giới và việc Việt Nam đang tích cực thúc đẩy đào tạo nhân lực bình đẳng giới là một hướng đi đúng đắn. Bên cạnh đó, các khoá tập huấn ngắn hạn, các chương trình đào tạo trực tuyến hoặc các khoá học MOOC sẽ giúp nâng cao năng lực cho các cơ quan, tổ chức, để có thể làm tốt công tác bình đẳng giới và lồng ghép giới trong hoạt động của mình.

Chị Nguyễn Thị Lan tốt nghiệp thạc sĩ Phát triển học (Chuyên sâu về giới và phát triển) tại Đại Học Melbourne, Australia. Chị đang hoàn thiện luận án Tiến sĩ về Giới và Phát triển tại Học Viện Công nghệ Châu Á AIT, Thái Lan.

Hướng nghiên cứu chính của chị tập trung vào bạo lực và kỳ thị với các nhóm đối tượng dễ bị tổn thương: như DTTS, nhóm LGBTQI+, nhóm khuyết tật, phụ nữ, trẻ em nghèo, thiệt thòi, người cao tuổi, phụ nữ đơn thân. Phân tích các yếu tố bất bình đẳng giới liên tầng và tác động của khoa học, công nghệ, biến đổi khí hậu đến bất bình đẳng giới và công bằng xã hội với các nhóm đối tượng dễ bị tổn thương.

MỚI - NÓNG
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
TPO - Quần thể Di tích quốc gia thành Sơn Phòng, đền Trầm Lâm và đền Công Đồng tại xã Phú Gia, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh gắn với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của vua Hàm Nghi. Đặc biệt nơi đây còn lưu giữ nhiều “bảo vật” nhà vua ban tặng.

Có thể bạn quan tâm

Hào hứng tham gia chương trình truyền thông phòng chống xâm hại trẻ em. Ảnh: Duy Chiến

Sôi nổi chiến dịch truyền thông kỹ năng phòng chống xâm hại trẻ em Lạng Sơn

TPO - Sáng 12/12, Tỉnh Đoàn phối hợp với các sở ngành chức năng tỉnh Lạng Sơn tổ chức chiến dịch truyền thông kiến thức, kỹ năng phòng, chống xâm hại trẻ em. Tham dự có lãnh đạo một số sở, ngành, đoàn thể của tỉnh và trên 300 học sinh đại diện cho hơn 204 nghìn trẻ em toàn tỉnh.
Việt Nam sắp diễn ra Hội thảo ASEAN - Nhật Bản về bình đẳng giới

Việt Nam sắp diễn ra Hội thảo ASEAN - Nhật Bản về bình đẳng giới

TPO - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ra thông báo Hội thảo ASEAN - Nhật Bản về bình đẳng giới với chủ đề “Tiếp cận toàn diện về bình đẳng giới trong và thông qua thể thao” (Comprehensive approach for gender equality in and through sports) sẽ diễn ra từ ngày 9 - 12/1/2024 tại Hà Nội.
Giao lưu sáng kiến truyền thông về phòng, chống bạo lực gia đình, thúc đẩy bình đẳng giới

Giao lưu sáng kiến truyền thông về phòng, chống bạo lực gia đình, thúc đẩy bình đẳng giới

TPO - Tại buổi Giao lưu sáng kiến truyền thông về phòng, chống bạo lực gia đình do Trung ương Hội LHPN Việt Nam và Hội LHPN tỉnh Thanh Hóa phối hợp tổ chức, nhiều tiểu phẩm đặc sắc, nhiều sáng kiến hay, nhiểu hoạt động thu hút.., đã giúp hội viên, phụ nữ và nhân dân nhận thức rõ hơn trách nhiệm tham gia công tác phòng, chống bạo lực gia đình, thúc đẩy bình đẳng giới.
Tập huấn truyền thông về bình đẳng giới và phòng ngừa ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới

Tập huấn truyền thông về bình đẳng giới và phòng ngừa ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới

TPO - Ngày 4/12, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Cơ quan Liên Hợp quốc về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ (UN Women) tổ chức Chương trình Tập huấn truyền thông về bình đẳng giới và phòng ngừa ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2023.