Nâng cao nhận thức về bình đẳng giới cho trẻ em vùng đồng bào dân tộc thiểu số

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Ngày 6/7, Hội đồng Đội Trung ương cho biết đang phối hợp với Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Bộ Giáo dục và đào tạo tổ chức cuộc thi Sáng tác sản phẩm truyền thông nâng cao nhận thức về bình đẳng giới dành cho trẻ em vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi lần thứ nhất, với tên gọi "Lắng nghe con nói", chủ đề "Gia đình hạnh phúc".
Nâng cao nhận thức về bình đẳng giới cho trẻ em vùng đồng bào dân tộc thiểu số ảnh 1

Ảnh minh họa

Cuộc thi nhằm nâng cao nhận thức, phát huy vai trò và sự tham gia của trẻ em, đặc biệt là trẻ em gái trong các hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức về bình đẳng giới, góp phần xây dựng môi trường an toàn để trẻ em được bảo vệ, chăm sóc, phát triển toàn diện trong môi trường gia đình, phát hiện những vấn đề đặt ra về bình đẳng giới trong gia đình. Từ đó, các đơn vị liên quan thiết kế nội dung, hoạt động truyền thông, giáo dục, vận động, nâng cao nhận thức phù hợp với thực tiễn đối tượng.

Cuộc thi tìm kiếm và lan tỏa các sáng kiến, sản phẩm truyền thông phù hợp với trẻ em dân tộc thiểu số; hỗ trợ hoạt động của Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi", góp phần thúc đẩy bình đẳng giới tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Cuộc thi dành cho trẻ em đang sinh sống, học tập tại 50 tỉnh, thành phố đang triển khai Dự án 8 (Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em) thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; trẻ em là thành viên Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi".

Ban Tổ chức khuyến khích sự tham gia của trẻ em người dân tộc thiểu số, trẻ em khuyết tật, trẻ em tại các xã, thôn đặc biệt khó khăn.

Với chủ đề "Gia đình hạnh phúc", Ban Tổ chức khuyến khích sản phẩm dự thi thể hiện mong muốn, ước mơ của các em về một gia đình hạnh phúc, an toàn và bình đẳng.

Nội dung phù hợp với văn hóa, pháp luật Việt Nam.Thí sinh, nhóm thí sinh tham gia cuộc thi bằng hình thức sáng tác tranh (áp dụng cho tập thể và cá nhân) hoặc quay video clip (áp dụng cho tập thể).Với hình thức sáng tác tranh, thí sinh có thể vẽ trên giấy, làm tranh xé dán hoặc sử dụng chất liệu sáng tạo từ nguyên liệu sẵn có tại địa phương…

Với hình thức quay video clip, thí sinh quay những tiểu phẩm do các em dàn dựng hoặc ghi lại câu chuyện, hình ảnh các em quan sát được với thời lượng 3-10 phút/clip.Mỗi tác giả, nhóm tác giả có thể gửi nhiều sản phẩm dự thi với hình thức thể hiện khác nhau.

Ban Tổ chức sẽ đánh giá tác phẩm dựa trên tiêu chí: Nội dung/chủ đề (40 điểm); hình thức thể hiện (30 điểm); tính sáng tạo (10 điểm); tính ứng dụng (20 điểm).

Sản phẩm dự thi gửi về Hội Liên hiệp Phụ nữ các tỉnh, thành phố nơi tác giả, nhóm tác giả đang sinh sống, học tập. Hạn cuối nhận sản phẩm dự thi là trước 17 giờ ngày 15/8/2023. Diễn đàn tổng kết và trao giải cuộc thi dự kiến diễn ra trước ngày 11/10.

MỚI - NÓNG
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
TPO - Quần thể Di tích quốc gia thành Sơn Phòng, đền Trầm Lâm và đền Công Đồng tại xã Phú Gia, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh gắn với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của vua Hàm Nghi. Đặc biệt nơi đây còn lưu giữ nhiều “bảo vật” nhà vua ban tặng.

Có thể bạn quan tâm

Trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 phải được dạy Tiếng Việt

Trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 phải được dạy Tiếng Việt

TPO - Thông tư mới của Bộ GD&ĐT quy định, dạy Tiếng Việt cho trẻ em là người dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 nhằm mục tiêu chuẩn bị tâm thế sẵn sàng, chủ động cho trẻ trong học tập, hình thành kĩ năng học tập cơ bản và năng lực sử dụng Tiếng Việt, kĩ năng giao tiếp, ứng xử xã hội cho trẻ.
Đan Viện Châu Sơn

Chiều buông Đan viện Châu Sơn

TP - Đã bao năm thênh thang vo vo bánh xe lăn những Quốc lộ số 1, đường Hồ Chí Minh và cao tốc đã khiến tôi bỏ bẵng đi xứ Nho Quan của đất Ninh Bình này. Mà đâu phải xứ lạ? Nho Quan kề ngay địa đầu phía Bắc của xứ Thanh chỉ cách Thành Nhà Hồ Vĩnh Lộc quê tôi vài chục cây số!
Các thành viên của Ethnicity trong một chuyến thực tế về địa phương

Dệt thổ cẩm bằng công nghệ số

TP - Yêu văn hóa dân tộc theo cách riêng, một nhóm bạn trẻ đã nhiệt huyết “dệt” hàng ngàn mẫu hoa văn thổ cẩm của người dân tộc thiểu số bằng công nghệ số. Và từ đây, thổ cẩm Việt đã đi ra thế giới.