Mô hình 'cây ATM 1.000 đồng' ở vùng cao Nghệ An

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Xóa nhà tranh tre dột nát, hỗ trợ cây, con giống để phát triển sản xuất là những điều ý nghĩa mà mô hình “cây ATM 1.000 đồng” đã mang lại cho người dân nghèo ở huyện miền núi Tương Dương, Nghệ An.

Tam Hợp là xã biên giới ở huyện Tương Dương, Nghệ An, tiếp giáp với nước bạn Lào, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn. Toàn xã có 528 hộ, trong đó có 262 hộ nghèo, 70 hộ cận nghèo với 5 dân tộc anh em cùng sinh sống gồm Kinh, Tày pọng, Thái, H’mông, Khơ mú.

Để góp phần giúp người dân vươn lên trong cuộc sống, từ tháng 6/2020, chính quyền xã Tam Hợp đã phát động và nhân rộng mô hình “cây ATM 1.000 đồng”. Đây là một mô hình mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, qua đó gắn kết thêm khối đại đoàn kết trong cộng đồng các dân tộc thiểu số ở xã biên giới Tam Hợp để “không ai bị bỏ lại phía sau”.

Mô hình 'cây ATM 1.000 đồng' ở vùng cao Nghệ An ảnh 1

Cán bộ, người dân quyên góp mô hình "cây ATM 1.000 đồng"

Vừa qua, gia đình ông Xồng Bá Lù - 1 trong những hộ khó khăn ở bản Phá Lõm, xã Tam Hợp được nhận hỗ trợ từ mô hình “cây ATM 1.000 đồng” để xóa nhà tranh tre với giá trị 30 triệu đồng.

“Tôi vui lắm, mừng lắm. Cảm ơn cấp ủy, chính quyền và bà con rất nhiều đã giúp đỡ gia đình tôi vượt khó”, ông Lù chia sẻ.

Ông Lương Phi Thanh – Chủ tịch UBND xã Tam Hợp, huyện Tương Dương cho biết, toàn xã có 11 chi bộ, mỗi chi bộ đều gắn thùng mô hình “cây ATM 1.000 đồng”. Đối với đảng viên là cán bộ, công chức, viên chức thì vận động thực hiện đóng góp 1.000 đồng/ngày. Đối với đảng viên là cán bộ bán chuyên trách, và các tổ chức, cá nhân thì đóng góp trên tinh thần tự nguyện. Việc sử dụng nguồn quỹ được thực hiện công khai, minh bạch.

Mô hình 'cây ATM 1.000 đồng' ở vùng cao Nghệ An ảnh 2

Căn nhà mới thay thế căn nhà tranh dột nát cho hộ nghèo ở xã Tam Hợp, huyện Tương Dương.

“Hằng năm, số tiền quyên góp được từ mô hình “cây ATM 1.000 đồng” được xã hỗ trợ xóa nhà tranh tre dột nát cho những hộ gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, gia đình chính sách; hỗ trợ cây trồng, con giống để bà con phát triển sản xuất. Từ đầu năm 2023 đến nay đã giúp đỡ 11 cháu có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, không đủ khả năng đến trường, tặng quần áo, sách vở và hỗ trợ mỗi cháu 500 nghìn đồng/tháng. Mô hình đã tạo được sự lan tỏa rộng rãi. Không chỉ đảng viên chi bộ quyên góp mà thực tế, có nhiều người dân cũng đã ủng hộ”, ông Thanh chia sẻ.

Mô hình 'cây ATM 1.000 đồng' ở vùng cao Nghệ An ảnh 3

Hỗ trợ các em nhỏ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn đầu năm học mới từ mô hình "cây ATM 1.000 đồng".

Ông Lương Bá Vin – Trưởng ban Dân vận Huyện ủy Tương Dương cho biết: “Mô hình “cây ATM 1.000 đồng” được triển khai thực hiện đồng bộ ở khắp các chi bộ khối, bản làng và các cơ quan, trường học, thu hút đông đảo cán bộ, đảng viên và người dân tham gia. Tính đến nay, đã có 252 chi bộ khối, bản, làng và các trường học, công đoàn, đoàn thể, trong đó có 146 chi bộ khối, bản, làng. Từ nguồn quỹ thu được đã hỗ trợ được 146 em học sinh có hoàn cảnh khó khăn yên tâm học tập và hàng trăm hộ khó khăn được hỗ trợ cây, con giống, nhà ở, giúp nhiều chị em phụ nữ vươn lên làm kinh tế giỏi”.

MỚI - NÓNG
Nâng cao nhận thức, thúc đẩy bình đẳng giới và xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới
Nâng cao nhận thức, thúc đẩy bình đẳng giới và xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới
TPO - Sáng 23/11, tại Trung tâm Văn hóa - Thể thao - Truyền thanh thành phố Sóc Trăng, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Sóc Trăng phối hợp với UBND thành phố Sóc Trăng tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới tỉnh Sóc Trăng năm 2023.
Đặc sắc thủ công truyền thống với 'Chuyện Đình trong phố'
Đặc sắc thủ công truyền thống với 'Chuyện Đình trong phố'
TPO - Triển lãm “Chuyện Đình trong phố” được tổ chức tại Đình Hà Vĩ và Đình Tú Thị với hoạt động ý nghĩa, trưng bày tương tác trong không gian để kể những câu chuyện về chính các ngôi Đình, về sự độc đáo của những nghề truyền thống như nghề sơn ta, thêu tay; múa rối nước, trình diễn thời trang áo dài truyền thống ...
Sinh viên sôi nổi tham gia cuộc thi 'Thanh niên hành động thúc đẩy bình đẳng giới'
Sinh viên sôi nổi tham gia cuộc thi 'Thanh niên hành động thúc đẩy bình đẳng giới'
TPO - Ngày 20/11, Đoàn Thanh niên Học viện Phụ nữ Việt Nam (HVPNVN) tổ chức cuộc thi "Thanh niên hành động thúc đẩy bình đẳng giới" để góp phần hưởng ứng Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới. Dịp này, sinh viên học viện có cơ hội thể hiện sự hiểu biết, kiến thức về bình đẳng giới và cùng lan toả thông điệp của chương trình tới các bạn đoàn viên, thanh niên trên mạng xã hội. 

Có thể bạn quan tâm

Yến tại gian hàng giới thiệu sản phẩm tại sự kiện Techfest 2023. Ảnh: Hoài Văn

Cô gái Mã Châu hồi sinh làng lụa 600 năm

TP - Ðêm trước khi ra thành phố để nhận công việc tại một ngân hàng, Yến chuyện trò cùng ba. Những lời gan ruột, khắc khoải, của nghệ nhân cố bám trụ, giữ nghề khiến cô con gái động lòng, quyết tâm ở lại để vực dậy danh thơm tơ lụa Mã Châu.
Khám phá ngôi đình đầu tiên của người Việt ở Tây Nguyên

Khám phá ngôi đình đầu tiên của người Việt ở Tây Nguyên

TPO - Đình Lạc Giao (phường Thắng Lợi, TP Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk) được coi là ngôi đình đầu tiên của người Việt trên mảnh đất Tây Nguyên. Ngoài giá trị về kiến trúc nghệ thuật, đình Lạc Giao còn có giá trị về mặt tâm linh, là nơi sinh hoạt văn hóa cộng đồng, tham quan của du khách.
Chiếc trống đồng Đông Sơn có kích thước lớn nhất lịch sử

Chiếc trống đồng Đông Sơn có kích thước lớn nhất lịch sử

TPO - Trưng bày chuyên đề "Âm vang Đông Sơn" do Bảo tàng Lịch sử quốc gia thực hiện từ ngày 22/1 đến tháng 4/2024, giới thiệu nhiều hiện vật từ thời văn hóa Đông Sơn cách đây hàng ngàn năm tuổi. Đặc biệt tại đây cũng trưng bày trống đồng Sao Vàng - trống đồng Đông Sơn có kích thước lớn nhất từng được phát hiện ở Việt Nam đến nay.