Hà Tĩnh

Lạ kỳ cây bồ đề hàng trăm tuổi ở ngôi đền thờ phúc thần

Lạ kỳ cây bồ đề hàng trăm tuổi ở ngôi đền thờ phúc thần
TPO - Đền Gôi Vị ở huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) thờ 4 vị phúc thần dòng họ Đinh Nho có tuổi đời trên 300 năm. Ngoài những hiện vật giá trị, đền còn được biết đến với bồ đề cổ thụ mọc trên đỉnh tháp am gợi lại sự tích Phan Thị "Á Thần Nhân".
Lạ kỳ cây bồ đề hàng trăm tuổi ở ngôi đền thờ phúc thần ảnh 1

Đền Gôi Vị tại xã Sơn Hòa (nay là An Hoà Thịnh), huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh. Đền này trước đây gọi là đền Tiết Phụ, được xây dựng năm 1717, niên hiệu Vĩnh Thịnh năm thứ 13, vua Lê Dụ Tông.

Lạ kỳ cây bồ đề hàng trăm tuổi ở ngôi đền thờ phúc thần ảnh 2

Đây là đền thờ 4 vị phúc thần dòng họ Đinh Nho gồm: Tiến sỹ Đinh Nho Công; Tiến sỹ Đinh Nho Hoàn, Tổng binh Hương nghĩa hầu Đinh Nho Côn và tiết phụ Phan Thị Viên.

Lạ kỳ cây bồ đề hàng trăm tuổi ở ngôi đền thờ phúc thần ảnh 3

Đền Gôi Vị đã hơn 300 năm tuổi. Tại đền còn lưu giữ những hiện vật độc đáo như khánh đá Mặc Trai, bia đá, voi đá, bức biển Tiết phụ môn.

Lạ kỳ cây bồ đề hàng trăm tuổi ở ngôi đền thờ phúc thần ảnh 4
Bia đá còn lưu giữ tại đền Gôi Vị.
Lạ kỳ cây bồ đề hàng trăm tuổi ở ngôi đền thờ phúc thần ảnh 5

Những cổ vật độc đáo có tuổi đời hơn 300 năm, qua bao đổi thay của lịch sử luôn được các thế hệ người dân cũng như con cháu dòng họ Đinh Nho trân trọng bảo tồn.

Lạ kỳ cây bồ đề hàng trăm tuổi ở ngôi đền thờ phúc thần ảnh 6

Phía sau thượng điện có một cây bồ đề cổ thụ mọc ngay trên đỉnh tháp, ôm ấp che chở am suốt hàng trăm năm qua.

Lạ kỳ cây bồ đề hàng trăm tuổi ở ngôi đền thờ phúc thần ảnh 7

Đền và tháp am gợi lại sự tích Phan Thị 'Á Thần Nhân', người tuẫn tiết theo chồng khi ông lâm trọng bệnh qua đời sau chuyến đi sứ phương Bắc dưới thời nhà Lê.

Lạ kỳ cây bồ đề hàng trăm tuổi ở ngôi đền thờ phúc thần ảnh 8

Tương truyền, sau khi đi sứ phương Bắc về, Hoàng Giáp Đinh Nho Hoàn lâm bệnh rồi mất. Vì quá thương xót, bà Phan Thị Viên cũng đã tuẫn tiết theo chồng. Nhà vua cấp ruộng thờ, ban tặng cho bà Phan Thị Viên là “Á Thần Nhân”, đồng thời cho lập bàn thờ, ban cho bản vàng khắc “Tiết phụ” để khen ngợi. Người dân địa phương sau đó dựng am để thờ bà.

Lạ kỳ cây bồ đề hàng trăm tuổi ở ngôi đền thờ phúc thần ảnh 9

Tháp am được chia thành 3 tầng và hai cửa tháp. Tháp được xây bằng gạch vồ, theo hình chóp. Cửa vào đỉnh tháp nay đã bị rễ cây bồ đề bao phủ.

Lạ kỳ cây bồ đề hàng trăm tuổi ở ngôi đền thờ phúc thần ảnh 10

Người dân trong làng cho rằng, hình tượng cây bồ đề ôm lấy tháp là biểu tượng của tình nghĩa phu thê sắt son.

Lạ kỳ cây bồ đề hàng trăm tuổi ở ngôi đền thờ phúc thần ảnh 11

Tháp am có chiều cao 3,7m.

Lạ kỳ cây bồ đề hàng trăm tuổi ở ngôi đền thờ phúc thần ảnh 12

Cây có tán rộng, bộ rễ lớn bám chắc quanh tháp am của đền Gôi Vị. Trải qua hơn 300 năm tuổi, cây và tháp vẫn vững vàng tỏa bóng thời gian, làm nên sự trầm mặc, cổ kính, linh thiêng.

Lạ kỳ cây bồ đề hàng trăm tuổi ở ngôi đền thờ phúc thần ảnh 13
Lạ kỳ cây bồ đề hàng trăm tuổi ở ngôi đền thờ phúc thần ảnh 14

Đền Gôi Vị không chỉ toát lên vẻ đẹp của sự cổ kính, trang nghiêm, mà còn gây ấn tượng bởi một cây bồ đề mọc ngay trên đỉnh tháp am với tầng lớp rễ ôm trọn tòa tháp.

Lạ kỳ cây bồ đề hàng trăm tuổi ở ngôi đền thờ phúc thần ảnh 15

Phần mái trên ngôi đền Gôi Vị khắc chữ rõ nét, hoa văn tinh xảo dù trải qua hàng trăm năm.

Lạ kỳ cây bồ đề hàng trăm tuổi ở ngôi đền thờ phúc thần ảnh 16

Đền Gôi Vị được xếp hạng Di tích lịch sử Văn hóa cấp Quốc gia vào năm 2018. Đền được phục dựng, tu sửa lại nhưng vẫn giữ nét cổ kính, linh thiêng.

MỚI - NÓNG
Màn rước nữ tướng 12 tuổi ở khai Hội Gióng
Màn rước nữ tướng 12 tuổi ở khai Hội Gióng
TPO - Màn rước kiệu nữ tướng trẻ của thôn Yên Tàng (xã Bắc Phú) thu hút sự quan tâm của người dân, du khách thập phương trong lễ khai Hội Gióng đền Sóc diễn ra sáng 27/1 (mùng 6 Tết Nguyên đán) tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt đền Sóc (huyện Sóc Sơn, TP. Hà Nội).

Có thể bạn quan tâm

Độc đáo Lễ hội Ná Nhèm

Độc đáo Lễ hội Ná Nhèm

TP - Mặc cho mưa rét, ngày 15 tháng Giêng vừa qua, gần chục nghìn lượt người đến với hội Ná Nhèm- một lễ hội xuân truyền thống có từ 300 năm của người dân tộc Tày xã Trấn Yên, huyện Bắc Sơn, Lạng Sơn.