Kỹ thuật chế biến rượu cần của người S’Tiêng trở thành di sản quốc gia

0:00 / 0:00
0:00
Bên ché rượu cần của người S’Tiêng. Ảnh Vietnam journey
Bên ché rượu cần của người S’Tiêng. Ảnh Vietnam journey
TPO - Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Phước vừa tổ chức công bố Quyết định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về danh mục Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia tri thức dân gian, nghề thủ công truyền thống “Kỹ thuật chế biến rượu cần của người S’Tiêng Bình Phước”.

Rượu cần theo tiếng S’Tiêng gọi là Đ’rắp S’lung hay Rơ nơm Đ’rắp, là thức uống truyền thống lâu đời và độc đáo của người S’Tiêng Bình Phước, đây cũng là thức uống không thể thiếu trong các dịp lễ hội quan trọng của cộng đồng hay các sự kiện trọng đại mang tính bước ngoặt của người S’Tiêng.

Trải dài theo năm tháng, tri thức dân gian, nghề thủ công truyền thống kỹ thuật chế biến rượu cần của người S’Tiêng Bình Phước đã trở thành một trong những giá trị văn hóa độc đáo của người S’Tiêng Bình Phước nói riêng và mang đậm dấu ấn văn hóa của Bình Phước nói chung được duy trì và bảo tồn cho đến ngày nay.

Đây là sản vật đặc trưng, góp phần vào sự phong phú, đa dạng của văn hóa ẩm thực Việt Nam nói chung và tỉnh Bình Phước nói riêng. Rượu cần còn thể hiện văn hóa ứng xử của cư dân với cộng đồng, mối quan hệ gắn kết cộng đồng về văn hóa, tâm linh, tín ngưỡng.

Với những giá trị, ý nghĩa đặc trưng của thức uống rượu cần, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đã quyết định đưa tri thức dân gian, nghề thủ công truyền thống kỹ thuật chế biến rượu cần của người S’Tiêng Bình Phước vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia tại Quyết định số 4597/QĐ- BVHTTDL.

Ngày 23/11, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Phước đã tổ chức lễ công bố Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia tri thức dân gian, nghề thủ công truyền thống kỹ thuật chế biến rượu cần của người S’Tiêng Bình Phước.

Tại buổi lễ, lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã trao quyết định và giấy chứng nhận đưa di sản vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia cho 6 địa phương đang còn duy trì di sản: Bù Gia Mập, Bù Đăng, Hớn Quản, Phú Riềng, Phước Long, Lộc Ninh.

MỚI - NÓNG
An hòa sắc màu mùa Phật đản xứ Huế
An hòa sắc màu mùa Phật đản xứ Huế
TPO - Một mùa Phật đản lại về trên đất Huế, với muôn sắc màu trang trí an hòa, nếp sinh hoạt bình yên, chậm rãi, lắng sâu trên những con đường, dòng sông, ngôi nhà dân hay trong nhiều tự viện, tổ đình, ngôi chùa xưa cổ.

Có thể bạn quan tâm

Đà Nẵng: Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Đà Nẵng: Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

TPO - Tuy số lượng Người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn TP. Đà Nẵng không nhiều so với các tỉnh, thành phố khác, nhưng đã phát huy, khẳng định vai trò của mình tại cộng đồng dân cư vùng đồng bào DTTS, là lực lượng nòng cốt, cầu nối quan trọng giữa cấp ủy, chính quyền với Nhân dân...
Bộ trưởng Hầu A Lềnh: 'Đồng bào dân tộc thiểu số còn rất khó khăn, cần chính sách riêng'

Bộ trưởng Hầu A Lềnh: 'Đồng bào dân tộc thiểu số còn rất khó khăn, cần chính sách riêng'

TPO - "Hiện nay chúng ta đang phân định vùng theo trình độ phát triển, chủ yếu dựa vào tỉ lệ hộ nghèo, tỉ lệ hoàn thành nhiệm vụ nông thôn mới… nhưng thực tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số vẫn còn rất khó khăn, cần phải có chính sách riêng", Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh cho biết.
Chủ tịch nước chúc mừng Giáng sinh Tổng Giáo phận Hà Nội

Chủ tịch nước chúc mừng Giáng sinh Tổng Giáo phận Hà Nội

Trong không khí vui mừng chuẩn bị đón Lễ Thiên Chúa Giáng sinh 2022 và năm mới 2023, sáng 17/12, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, MTTQ Việt Nam, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã đến thăm, tặng quà, chúc mừng Tổng Giáo phận Hà Nội và Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam. Cùng đi có lãnh đạo một số ban, bộ, ngành Trung ương và TP. Hà Nội.