Dụng cụ dệt gỗ là bảo vật quốc gia

0:00 / 0:00
0:00
Bộ dụng cụ dệt gỗ Phú Chánh - Bình Dương được Thủ tướng Chính phủ ra quyết định công nhận bảo vật Quốc gia
Bộ dụng cụ dệt gỗ Phú Chánh - Bình Dương được Thủ tướng Chính phủ ra quyết định công nhận bảo vật Quốc gia
TPO - Bộ dụng cụ dệt gỗ Phú Chánh với 23 hiện vật gồm trục dệt, dao dệt, lược chải sợi và các thanh có nấc là loại khung dệt là hiện vật đặc biệt quý hiếm, được Thủ tướng quyết định công nhận bảo vật quốc gia.

Ngày 22/11, đại diện lãnh đạo Sở VH-TT&DL tỉnh Bình Dương thông tin, địa phương đã công bố các hiện vật có giá trị lịch sử, văn hóa mang tầm quốc gia.Trong số những hiện vật khảo cổ đang được Bảo tàng tỉnh Bình Dương giữ gìn, “Bộ dụng cụ dệt gỗ Phú Chánh” là hiện vật đặc biệt, quý hiếm và tiêu biểu cho một thời đại lịch sử trước và sau công nguyên của vùng đất Phú Chánh và rộng hơn là khu vực Nam Bộ và Việt Nam.

Bộ dụng cụ dệt gỗ Phú Chánh được phát hiện tại di chỉ khảo cổ thuộc ấp Phú Bưng, xã Phú Chánh huyện Tân Uyên (nay là thị xã Tân Uyên), tỉnh Bình Dương trong các năm 1998 và năm 2001, có niên đại cách ngày nay trên 2.000 năm (khoảng từ cuối thế kỷ III trước Công nguyên đến thế kỷ I Công nguyên). Tổng cộng có 23 hiện vật gồm trục dệt, dao dệt, lược chải sợi và các thanh có nấc. Đây là những kết cấu của loại khung dệt mà hiện nay một số dân tộc ít người ở Tây Nguyên và Đông Nam Á vẫn còn sử dụng.

Qua quá trình nghiên cứu, các chuyên gia khảo cổ xác định Bộ dụng cụ dệt gỗ Phú Chánh là hiện vật đặc biệt, quý hiếm và tiêu biểu cho một thời đại lịch sử trước và sau Công nguyên của vùng đất Phú Chánh, Bình Dương và rộng hơn là khu vực Nam Bộ. Bộ dụng cụ dệt gỗ Phú Chánh được Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia trình Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 2283/QĐ-TTg công nhận là bảo vật quốc gia.

Dự kiến UBND tỉnh Bình Dương sẽ làm lễ công bố Bộ dụng cụ dệt gỗ Phú Chánh là bảo vật Quốc gia cùng với đón nhận Bằng chứng nhận Di sản văn hóa Phi vật thể gồm môn võ Tân Kháng – Bà Tra (phường Tân Phước Khánh, TX Tân Uyên) và Nghề gốm Bình Dương vào ngày 23/11 tới đây.

Như vậy, đến nay, Bình Dương đã có 3 bảo vật Quốc gia. Trước đó, hiện vật “Tượng động vật Dốc Chùa” đã được công nhận là bảo vật Quốc gia vào năm 2013 và hiện vật khảo cổ “Mộ chum gỗ - nắp trống đồng Phú Chánh” được công nhận vào năm 2018.

MỚI - NÓNG
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
TPO - Quần thể Di tích quốc gia thành Sơn Phòng, đền Trầm Lâm và đền Công Đồng tại xã Phú Gia, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh gắn với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của vua Hàm Nghi. Đặc biệt nơi đây còn lưu giữ nhiều “bảo vật” nhà vua ban tặng.

Có thể bạn quan tâm

Đẩy lùi hủ tục, hành vi phản cảm, bạo lực trong lễ hội

Đẩy lùi hủ tục, hành vi phản cảm, bạo lực trong lễ hội

TPO - Bộ tiêu chí về môi trường văn hóa trong lễ hội truyền thống vừa được lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Bộ VHTTDL) ký ban hành với mục đích đảm bảo một mùa lễ hội văn minh, lành mạnh, đồng thời bài trừ hủ tục, tập quán lạc hậu, nghi lễ có tính bạo lực và các hành vi phản cảm, lệch chuẩn.
Điểm cầu tỉnh Cao bằng tham gia họp trực tuyến.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh làm việc với tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn

TPO - Sáng 23/11, ông Hầu A Lềnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc chủ trì Hội nghị trực tuyến làm việc với lãnh đạo các tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn về tình hình sản xuất kinh doanh, đầu tư công, xây dựng hạ tầng, xuất nhập khẩu, nhà ở xã hội, thị trường bất động sản, kỷ luật kỷ cương hành chính; tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, kiến nghị của 2 tỉnh trong quá trình thực hiện.