Tu sửa di tích đền Hương Gia tại huyện Sóc Sơn

0:00 / 0:00
0:00
Di tích lịch sử Quốc gia Đền Hương Gia sẽ được TP Hà Nội hỗ trợ tu sửa, chống xuống cấp.
Di tích lịch sử Quốc gia Đền Hương Gia sẽ được TP Hà Nội hỗ trợ tu sửa, chống xuống cấp.
TPO - Trước sự xuống cấp của di tích lịch sử quốc gia đền Hương Gia tại huyện Sóc Sơn, UBND TP Hà Nội sẽ hỗ trợ 1 tỷ đồng để địa phương thực hiện tu sửa, chống xuống cấp công trình văn hoá tín ngưỡng có vai trò đặc biệt quan trọng này.

Đền Hương Gia nằm tại xã Phú Cường (huyện Sóc Sơn) được Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) công nhận Di tích lịch sử văn hóa và kiến trúc nghệ thuật cấp Quốc gia năm 1990. Trải qua nhiều thăng trầm lịch sử, đến nay, nhiều hạng mục di tích đã xuống cấp nghiêm trọng, đặc biệt là phần đại bái và hậu cung.

Ngôi đền có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong đời sống văn hóa, tín ngưỡng của người dân xã Phú Cường nói riêng, huyện Sóc Sơn và cư dân lân cận nói chung. Công trình đã trải qua nhiều lần trùng tu, tôn tạo, nhưng lần đại tu gần đây nhất đã diễn ra từ hàng chục năm về trước.

Để bảo vệ, chống xuống cấp di tích lịch sử văn hóa và kiến trúc nghệ thuật này, mới đây, UBND TP Hà Nội đã ban hành quyết định, trong đó hỗ trợ huyện Sóc Sơn 1 tỷ đồng để tu sửa công trình. Theo đó, phần hoành và mái của đại bái và hậu cung sẽ được sửa chữa, nâng cấp để bảo đảm an toàn, mỹ quan.

UBND TP Hà Nội đề nghị huyện Sóc Sơn tổ chức thực hiện các thủ tục, hồ sơ thẩm định tu sửa cấp thiết, chống xuống cấp di tích theo quy định của Luật Di sản văn hóa. Đồng thời bảo đảm cân đối nguồn lực thực hiện dự án và đối ứng thực hiện dự án trong trường hợp kinh phí thực hiện lớn hơn nguồn vốn TP hỗ trợ.

Theo tư liệu lịch sử ghi lại, đền Hương Gia thờ anh em Trương Hống, Trương Hát, Trương Lừng, Trương Lẫy và cô em gái Đạm Nương - người đã có công giúp Triệu Việt Vương đánh tan quân xâm lược nhà Lương. Sau khi mất, các ông được phong thần, được thờ ở nhiều nơi, gọi là Thánh Tam Giang.

Đền được xây dựng khá sớm ở cánh đồng Lẻ, cách làng Gia Hạ khoảng 1km. Sau này, đền được chuyển về vị trí giữa làng như hiện nay. Làng Gia Hạ về sau được tách làm hai làng Hương Gia và Thụy Hương, mỗi làng có một đền thờ riêng. Qua các hạng mục kiến trúc của đền là đền thờ Thánh Mẫu, hậu cung, nhà tiền tế, văn chỉ… Các nhà nghiên cứu khẳng định, đền Hương Gia mang phong cách kiến trúc thời Hậu Lê.

Đền hiện còn giữ nguyên được các cửa võng, các bức hoa văn, phù điêu cổ, nhiều nhất là đồ thờ cúng như: Kiệu, bát biểu, chấp kích, hoành phi, câu đối, ngai vàng và đỉnh hương. Đồng thời lưu giữ được bản thần tích là bản sao thần tích của Đại học sĩ Nguyễn Bính phụng soạn vào niên đại vào giữa thế kỷ XVIII và 15 đạo sắc phong của các triều đại: Lê - Trịnh, Tây Sơn, Nguyễn.

MỚI - NÓNG
Đặc sắc thủ công truyền thống với 'Chuyện Đình trong phố'
Đặc sắc thủ công truyền thống với 'Chuyện Đình trong phố'
TPO - Triển lãm “Chuyện Đình trong phố” được tổ chức tại Đình Hà Vĩ và Đình Tú Thị với hoạt động ý nghĩa, trưng bày tương tác trong không gian để kể những câu chuyện về chính các ngôi Đình, về sự độc đáo của những nghề truyền thống như nghề sơn ta, thêu tay; múa rối nước, trình diễn thời trang áo dài truyền thống ...
Nâng cao nhận thức, thúc đẩy bình đẳng giới và xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới
Nâng cao nhận thức, thúc đẩy bình đẳng giới và xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới
TPO - Sáng 23/11, tại Trung tâm Văn hóa - Thể thao - Truyền thanh thành phố Sóc Trăng, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Sóc Trăng phối hợp với UBND thành phố Sóc Trăng tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới tỉnh Sóc Trăng năm 2023.

Có thể bạn quan tâm

Điểm cầu tỉnh Cao bằng tham gia họp trực tuyến.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh làm việc với tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn

TPO - Sáng 23/11, ông Hầu A Lềnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc chủ trì Hội nghị trực tuyến làm việc với lãnh đạo các tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn về tình hình sản xuất kinh doanh, đầu tư công, xây dựng hạ tầng, xuất nhập khẩu, nhà ở xã hội, thị trường bất động sản, kỷ luật kỷ cương hành chính; tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, kiến nghị của 2 tỉnh trong quá trình thực hiện.
Nâng cao chất lượng giáo dục vùng dân tộc thiểu số, miền núi

Nâng cao chất lượng giáo dục vùng dân tộc thiểu số, miền núi

TPO - Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành văn bản số 4891/BGDĐT-GDDT hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2023 - 2024 đối với giáo dục dân tộc. Theo đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo ưu tiên nguồn lực để đầu tư kiên cố hóa trường lớp ở vùng đặc biệt khó khăn, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục.