Phố cổ Hà Nội tổ chức chuỗi hoạt động mừng Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội phối hợp với các đơn vị và cá nhân tổ chức chuỗi hoạt động văn hóa chào mừng kỷ niệm 16 năm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam.

Với mục đích quảng bá các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của Thăng Long - Hà Nội nói riêng và của Việt Nam nói chung, Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội phối hợp với các đơn vị và cá nhân tổ chức chuỗi hoạt động văn hóa chào mừng kỷ niệm 16 năm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2021).

Theo đó, từ ngày 19/11 đến 15/12, tại trung tâm Giao lưu Văn hóa Phố cổ Hà Nội sẽ diễn ra Trưng bày các sản phẩm điêu khắc gỗ của Làng nghề mộc truyền thống Áng Phao, xã Cao Dương, huyện Thanh Oai, Hà Nội.

Với sự tham gia của gia đình nghệ nhân Nguyễn Văn Quyết, không gian trưng bày sẽ giới thiệu một số sản phẩm đặc trưng của nghề mộc Áng Phao với nhiều họa tiết cổ của các thời kì, đồng thời giới thiệu sơ qua về quy trình nghề mộc. Qua đó lưu giữ, giới thiệu và phát huy những nét mỹ thuật, điêu khắc truyền thống Việt qua các thời kỳ.

Cũng trong thời gian trên, tại Trung tâm thông tin văn hoá Hồ Gươm sẽ diễn ra Triển lãm ảnh chủ đề “Nghề truyền thống Việt Nam” với 60 tác phẩm chọn lọc từ cuộc thi ảnh Di sản Việt Nam.

Ngoài ra, cùng địa điểm này còn có Lễ trao giải cuộc thi thiết kế mỹ thuật “Hoàn Kiếm - 60 năm một tình yêu” được tổ chức tại Trung tâm thông tin văn hoá Hồ Gươm vào sáng ngày 21/11.

Chiều 21/11, tại ngôi nhà Di sản 87 Mã Mây sẽ diễn ra Giao lưu Âm nhạc truyền thống. Chương trình được truyền trực tuyến qua kênh Fanpage Facebook “PHỐ CỔ HÀ NỘI” và “Đình làng Việt”.

Hà Nội đã được Tổ chức giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) ghi danh vào mạng lưới các thành phố sáng tạo ở lĩnh vực thiết kế từ năm 2019. Thông qua các triển lãm, trưng bày người xem sẽ thấy được sức sống trường tồn của di sản, sự sáng tạo bền bỉ của các nghệ nhân, thợ thủ công làng nghề trong công cuộc gắn kết các giá trị truyền thống và hiện đại tới gần nhau hơn.

Hiện nay, Hà Nội trong giai đoạn trạng thái bình thường mới để khôi phục, thúc đẩy xúc tiến kích cầu du lịch nhằm phát triển kinh tế - xã hội, ổn định cuộc sống. Vì vậy, để duy trì tổ chức hoạt động tại các điểm trong Khu Phố cổ Hà Nội và khu vực hồ Hoàn Kiếm, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội đã lên phương án tổ chức và triển khai, sắp xếp để mọi người có thể tới trực tiếp tham quan hoặc gián tiếp qua hình thức một số buổi online trên trang Fanpage Facebook “PHỐ CỔ HÀ NỘI”.

Theo yêu cầu của Ban Tổ chức, tất cả các khách đến tham quan tại các địa điểm trên đều phải thực hiện nghiêm túc các quy định phòng chống dịch Covid-19; thực hiện nghiêm 5K; cài đặt và quét mã QR; đo thân nhiệt và xịt khuẩn vệ sinh tay trước khi ra vào điểm; tối đa không quá 10 người/nhóm và luôn giữ khoảng cách tối thiểu ít nhất 2m.

MỚI - NÓNG
Đặc sắc thủ công truyền thống với 'Chuyện Đình trong phố'
Đặc sắc thủ công truyền thống với 'Chuyện Đình trong phố'
TPO - Triển lãm “Chuyện Đình trong phố” được tổ chức tại Đình Hà Vĩ và Đình Tú Thị với hoạt động ý nghĩa, trưng bày tương tác trong không gian để kể những câu chuyện về chính các ngôi Đình, về sự độc đáo của những nghề truyền thống như nghề sơn ta, thêu tay; múa rối nước, trình diễn thời trang áo dài truyền thống ...
Nâng cao nhận thức, thúc đẩy bình đẳng giới và xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới
Nâng cao nhận thức, thúc đẩy bình đẳng giới và xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới
TPO - Sáng 23/11, tại Trung tâm Văn hóa - Thể thao - Truyền thanh thành phố Sóc Trăng, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Sóc Trăng phối hợp với UBND thành phố Sóc Trăng tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới tỉnh Sóc Trăng năm 2023.

Có thể bạn quan tâm

Nâng cao chất lượng giáo dục vùng dân tộc thiểu số, miền núi

Nâng cao chất lượng giáo dục vùng dân tộc thiểu số, miền núi

TPO - Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành văn bản số 4891/BGDĐT-GDDT hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2023 - 2024 đối với giáo dục dân tộc. Theo đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo ưu tiên nguồn lực để đầu tư kiên cố hóa trường lớp ở vùng đặc biệt khó khăn, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục.
Có một người mẹ Rục như thế...

Có một người mẹ Rục như thế...

TP - Năm 2006, chồng của bà Hồ Thị Pấy qua đời, để lại 8 đứa con nheo nhóc, đứa lớn 12 tuổi, đứa út mới 8 tháng tuổi. Thời điểm ấy, cả tộc người Rục đang chìm trong đói rét và mông muội, nhưng người phụ nữ ấy đã không gục ngã, bà đã vượt qua tất cả để nuôi những đứa con trưởng thành bằng con đường ăn học.