Chăm lo nạn nhân COVID-19

0:00 / 0:00
0:00
TP - Hưởng ứng lễ tưởng niệm đồng bào tử vong và cán bộ, chiến sĩ hi sinh trong đại dịch COVID-19, nhiều cá nhân, doanh nghiệp, một số cơ sở thờ tự tại TPHCM đã có nhiều hoạt động chăm lo đời sống của nạn nhân dịch bệnh.
Chăm lo nạn nhân COVID-19 ảnh 1

Lễ cầu siêu tại Tu viện Khánh An (Quận 12, TPHCM). Ảnh: Ban trị sự Tu viện Khánh An cung cấp

Cầu siêu, tưởng niệm

Ngày 13/11, tại Tu viện Khánh An (Quận 12), Ban trị sự Giáo Hội Phật giáo Việt Nam TPHCM tổ chức lễ cầu siêu cho ngưởi tử nạn vì dịch COVID-19 theo hình thức trực tiếp và trực tuyến. Thượng tọa Thích Trí Chơn, Trưởng ban Văn hóa Giáo hội Phật giáo Việt Nam TPHCM, nói rằng, đợt dịch thứ 4, Việt Nam có trên một triệu người nhiễm bệnh, hơn 22.000 người tử vong; lễ cầu nguyện này cầu cho người mất được siêu thoát, đồng thời cầu cho dịch bệnh chóng qua để xã hội được bình an. Tại lễ cầu siêu, các phật tử đã đóng góp trên 500 triệu đồng để ủng hộ Quỹ phòng, chống dịch dịch COVID-19 do Chính phủ và Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành lập.

Phật tử Nguyễn Thị Trinh cho biết, hơn 2 tháng qua, chị không dám xem tin tức dịch bệnh vì quá đau lòng. Có mặt tại Lễ cầu siêu, chị trở nên mạnh mẽ hơn vì được cộng hưởng năng lượng cùng các tăng, ni Phật tử đồng lòng hướng về đồng bào tử nạn. “Gia đình tôi cũng có người thân bị mất trong đại dịch do COVID-19 gây ra nên qua lễ cầu siêu, tôi cảm thấy được an ủi, động viên và thấy nhẹ lòng hơn vì sự chia sẻ của mọi người. Mong rằng những nạn nhân của COVID-19 sẽ sớm siêu thoát”.

Chăm lo nạn nhân COVID-19 ảnh 2

Lễ cầu siêu tại Tu viện Khánh An (Quận 12, TPHCM). Ảnh: Ban trị sự Tu viện Khánh An cung cấp

Trước đó, ngày 11/11, tại chùa Vạn Phật, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam Quận 5 và Ban đại diện Phật giáo người Hoa cũng tổ chức Lễ tưởng niệm nạn nhân bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19. Tại đại lễ, chư tôn thiền đức tăng ni cùng đại diện quan khách dâng hương, hoa tưởng niệm nạn nhân thương vong vì COVID-19, phần nào chia sẻ nỗi đau mất mát với người thân và gia đình nạn nhân. Đồng thời mong muốn người dân, tăng, ni, Phật tử tuyệt đối không được lơ là trong phòng chống dịch COVID-19, để mọi người cùng đồng lòng, quyết tâm hơn trong cuộc chiến chống dịch vẫn còn nhiều cam go này.

Hỗ trợ trẻ em mồ côi

Chiều 16/11, Ban vận động - tiếp nhận Quỹ Phòng chống COVID-19 TPHCM tiếp nhận hơn 22.000 lon sữa công thức cho trẻ sơ sinh trị giá trên 13,5 tỷ đồng. Đây là số sữa do một số tập thể, cá nhân hảo tâm quyên góp, trao tặng hỗ trợ trẻ em tại TPHCM có hoàn cảnh khó khăn bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. Tại lễ tiếp nhận, bà Trương Thị Ánh, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, cho biết, trong đợt dịch lần thứ 4 có hơn 2.500 trẻ em mồ côi, riêng tại TPHCM là 1.584 em bị mất người thân. Để trẻ mồ côi có điều kiện vươn lên, vượt qua số phận và hỗ trợ các em ăn học đến khi có việc làm, MTTQ Việt Nam nỗ lực kết nối những tấm lòng, những nghĩa cử của người dân trong, ngoài nước.

Đồng hành với Lễ tưởng niệm các nạn nhân COVID-19, tại chùa Việt Nam Quốc Tự (Quận 10), Giáo hội Phật giáo Việt Nam TPHCM sẽ tổ chức đại lễ cầu siêu cho nạn nhân COVID-19. Đại lễ sẽ được cử hành theo 2 phần: nghi thức đại chúng và nghi lễ tâm linh truyền thống, bắt đầu từ 8 giờ sáng 18/11 (ngày 14 tháng 10 Âm lịch). Đại lễ cầu siêu sẽ được tổ chức trực tuyến và mọi người có thể đăng ký trực tuyến để cùng tham gia.

Nhiều ban ngành, đoàn thể tại TPHCM đã có nhiều hoạt động thiết thực để giúp đỡ các em. Ban Thiếu nhi thuộc Thành Đoàn TPHCM đã xây dựng chương trình kết nối học bổng bảo trợ học tập cho các em mồ côi do đại dịch COVID-19. Chương trình sẽ hỗ trợ học bổng đến hết cấp 3 với mức 3 triệu đồng/năm.

NSND Kim Cương cho biết, bà vừa triển khai chương trình “Vòng tay yêu thương” để chăm lo trẻ em có người thân mất vì đại dịch. Đây là chương trình do Hội Bảo trợ bệnh nhân nghèo phát động và NSND Kim Cương đã vận động các tổ chức xã hội, nhà hảo tâm cùng tham gia. Dự kiến trong đợt đầu triển khai, Quỹ sẽ tài trợ cho 150 em mồ côi học phí, tiền ăn cho tới khi trưởng thành. “Điều quan trọng hơn là chúng tôi muốn chăm lo cho các em về mặt tinh thần", nghệ sĩ Kim Cương bày tỏ. Bà cho biết đã vận động được trên 100 tình nguyện viên tham gia giúp đỡ, động viên các em mồ côi. Mỗi tình nguyện viên hay nhà tài trợ sẽ đỡ đầu một số em, thường xuyên thăm hỏi, giúp đỡ, chia sẻ với các em về cuộc sống, trở thành điểm tựa, chỗ dựa tinh thần cho các em.

Theo Sở LĐ-TB-XH TPHCM, nhiều cấp chính quyền, đoàn thể, tổ chức xã hội, cá nhân đã và đang triển khai nhanh và thường xuyên hoạt động từ thiện như phân phát túi an sinh xã hội, nhu yếu phẩm cho trẻ; trao tặng dụng cụ học tập, sách, vở, máy tính học online, học bổng ngay từ đầu năm mới 2021-2022, đồng thời triển khai nhiều giải pháp đỡ đầu trẻ em đến khi trưởng thành. “Với truyền thống nhân ái và sự bao bọc của cộng đồng, trẻ mồ côi tại TPHCM sẽ phần nào được bù đắp được về cả vật chất lẫn tinh thần để qua đó có thể vượt qua khó khăn, thử thách để vươn lên làm chủ cuộc sống”, đại diện Sở LĐ-TB-XH TPHCM nhận định.

MỚI - NÓNG
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
TPO - Quần thể Di tích quốc gia thành Sơn Phòng, đền Trầm Lâm và đền Công Đồng tại xã Phú Gia, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh gắn với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của vua Hàm Nghi. Đặc biệt nơi đây còn lưu giữ nhiều “bảo vật” nhà vua ban tặng.

Có thể bạn quan tâm

Đẩy lùi hủ tục, hành vi phản cảm, bạo lực trong lễ hội

Đẩy lùi hủ tục, hành vi phản cảm, bạo lực trong lễ hội

TPO - Bộ tiêu chí về môi trường văn hóa trong lễ hội truyền thống vừa được lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Bộ VHTTDL) ký ban hành với mục đích đảm bảo một mùa lễ hội văn minh, lành mạnh, đồng thời bài trừ hủ tục, tập quán lạc hậu, nghi lễ có tính bạo lực và các hành vi phản cảm, lệch chuẩn.
Điểm cầu tỉnh Cao bằng tham gia họp trực tuyến.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh làm việc với tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn

TPO - Sáng 23/11, ông Hầu A Lềnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc chủ trì Hội nghị trực tuyến làm việc với lãnh đạo các tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn về tình hình sản xuất kinh doanh, đầu tư công, xây dựng hạ tầng, xuất nhập khẩu, nhà ở xã hội, thị trường bất động sản, kỷ luật kỷ cương hành chính; tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, kiến nghị của 2 tỉnh trong quá trình thực hiện.