Phát huy giá trị văn hóa dân gian vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai:

Không đóng giả lễ hội, không làm giả nghi lễ linh thiêng để thu hút khách

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Theo nhà văn Hồ Đăng Thanh Ngọc - Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật tỉnh TT-Huế, các ý kiến tại hội thảo “Phát huy giá trị văn hoá dân gian vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai trong phát triển du lịch” thống nhất về việc sản phẩm du lịch phải đảm bảo tiêu chí bảo vệ môi trường, bảo tồn di sản văn hóa; không đóng giả lễ hội, không làm giả nghi lễ linh thiêng để thu hút khách.

Ngày 12/10, Liên hiệp các Hội VHNT và Hội Văn nghệ dân gian tỉnh TT-Huế phối hợp tổ chức hội thảo khoa học “Phát huy giá trị văn hoá dân gian vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai trong phát triển du lịch”.

Không đóng giả lễ hội, không làm giả nghi lễ linh thiêng để thu hút khách ảnh 1

Đầm phá Tam Giang. (Ảnh: HĐTN)

Hội thảo diễn ra trong bối cảnh tỉnh TT-Huế triển khai Đề án "Phát triển kinh tế xã hội vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai đến năm 2030", hướng đến mục tiêu phát triển vùng Tam Giang - Cầu Hai thành trung tâm kinh tế biển mạnh và trở thành “Công viên đầm phá quốc gia” có vùng đất ngập nước, khu dự trữ môi trường sinh quyển lớn.

Không đóng giả lễ hội, không làm giả nghi lễ linh thiêng để thu hút khách ảnh 2

Quang cảnh hội thảo.

Hội thảo đã tiếp nhận 26 tham luận của các đại biểu, nhà nghiên cứu, đại diện các cơ quan chức năng nêu ý kiến đánh giá về tiềm năng, thế mạnh của văn hoá dân gian vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai; đề xuất các ý tưởng xúc tiến du lịch từ văn hoá; đồng thời, ghi nhận nhiều ý kiến trao đổi, đóng góp trực tiếp của đại biểu, đại diện các sở, ngành của tỉnh tại hội thảo.

Không đóng giả lễ hội, không làm giả nghi lễ linh thiêng để thu hút khách ảnh 3

Nhà văn Hồ Đăng Thanh Ngọc - Chủ tịch Liên hiệp các Hội VHNT TT-Huế, đại diện đơn vị đồng chủ trì phát biểu tại hội thảo.

Các ý kiến đã đề xuất xây dựng mô hình du lịch làng nghề gắn với văn hóa đầm phá Tam Giang - Cầu Hai như: Tham quan làng nghề đóng thuyền truyền thống, du lịch văn hóa ẩm thực từ làng Ngư Mỹ Thạnh, sản phẩm nghề đan đệm bàng làng Phò Trạch, nghề đan lưới ở làng Vân Trình…

Bên cạnh đó là mô hình sân khấu thực cảnh phục vụ du lịch được xây dựng dựa trên không gian văn hóa vùng Tam Giang - Cầu Hai.

Không đóng giả lễ hội, không làm giả nghi lễ linh thiêng để thu hút khách ảnh 4
Tiến sĩ Phan Thanh Hải - Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao TT-Huế tham gia ý kiến tại hội thảo.

Về mô hình thiết chế bảo tàng, ý kiến tham gia hội thảo đề xuất xây dựng một bảo tàng hoạt động theo chuyên đề và mang tính mở. Đây không chỉ là nơi trưng bày hiện vật mà là bảo tàng sống động có thể kết nối nhiều nơi thông qua không gian mạng để giới thiệu hình ảnh về đời sống của người dân vùng đầm phá trong ký ức và trong cuộc sống đương đại.

Không đóng giả lễ hội, không làm giả nghi lễ linh thiêng để thu hút khách ảnh 5

Vẻ đẹp rừng ngập mặn ven đầm phá Tam Giang - Cầu Hai.

Đối với mô hình thiết kế kiến trúc, đề xuất ý tưởng đồ án thiết kế không gian trải nghiệm làng chài Ngư Mỹ Thạnh nhằm kết nối người dân sống trên đất liền và ngư dân bám sông nước sinh sống ở thuyền đò, kết nối giữa du khách với ngư dân.

Bên cạnh đó, còn có những ý tưởng đề xuất xây dựng về các tour, tuyến du lịch tham quan vùng di tích, danh lam tại Túy Vân - Linh Thái và cửa biển Tư Hiền, làng Mỹ Lợi (huyện Phú Lộc), làng An Bằng và “thành phố lăng mộ” xã Vinh An (huyện Phú Vang); vùng biển Thuận An, làng Thai Dương Hạ (phường Thuận An, TP Huế); vùng biển Phong Hải, vùng Điền Môn - Điền Lộc (huyện Phong Điền), tham quan đầm phá Hà Trung - Vinh Hà (Phú Vang)…

Một số ý kiến tham gia tại hội thảo còn đề xuất mở rộng diện tích rừng ngập mặn, khẩn trương sưu tầm hiện vật chuẩn bị cho việc hình thành Bảo tàng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai; biên soạn tài liệu về các truyền thuyết dân gian dành cho hướng dẫn viên du lịch…

Không đóng giả lễ hội, không làm giả nghi lễ linh thiêng để thu hút khách ảnh 6

Lễ thu tế tại làng Chuồn thuộc xã ven đầm phá Phú An (huyện Phú Vang, tỉnh TT-Huế).

Cùng với đó là đề xuất tích hợp thí điểm các mô hình du lịch vùng đầm phá vào một làng cụ thể, như dựng một nhà chồ lớn trên đầm Chuồn (xã Phú An, huyện Phú Vang), nhằm tạo không gian trưng bày ngư cụ, đồ dùng sinh hoạt của dân sông nước xưa; sau khi du khách tham quan xong sẽ mời thưởng thức ẩm thực.

Theo nhà văn Hồ Đăng Thanh Ngọc - Chủ tịch Liên hiệp các Hội VHNT tỉnh TT-Huế, các ý kiến tại hội thảo thống nhất về việc các sản phẩm du lịch phải đảm bảo tiêu chí bảo vệ môi trường, di sản văn hóa; không đóng giả lễ hội, không làm giả các nghi lễ linh thiêng để thu hút khách.

MỚI - NÓNG
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
TPO - Quần thể Di tích quốc gia thành Sơn Phòng, đền Trầm Lâm và đền Công Đồng tại xã Phú Gia, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh gắn với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của vua Hàm Nghi. Đặc biệt nơi đây còn lưu giữ nhiều “bảo vật” nhà vua ban tặng.

Có thể bạn quan tâm

Trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 phải được dạy Tiếng Việt

Trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 phải được dạy Tiếng Việt

TPO - Thông tư mới của Bộ GD&ĐT quy định, dạy Tiếng Việt cho trẻ em là người dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 nhằm mục tiêu chuẩn bị tâm thế sẵn sàng, chủ động cho trẻ trong học tập, hình thành kĩ năng học tập cơ bản và năng lực sử dụng Tiếng Việt, kĩ năng giao tiếp, ứng xử xã hội cho trẻ.
Đan Viện Châu Sơn

Chiều buông Đan viện Châu Sơn

TP - Đã bao năm thênh thang vo vo bánh xe lăn những Quốc lộ số 1, đường Hồ Chí Minh và cao tốc đã khiến tôi bỏ bẵng đi xứ Nho Quan của đất Ninh Bình này. Mà đâu phải xứ lạ? Nho Quan kề ngay địa đầu phía Bắc của xứ Thanh chỉ cách Thành Nhà Hồ Vĩnh Lộc quê tôi vài chục cây số!
Các thành viên của Ethnicity trong một chuyến thực tế về địa phương

Dệt thổ cẩm bằng công nghệ số

TP - Yêu văn hóa dân tộc theo cách riêng, một nhóm bạn trẻ đã nhiệt huyết “dệt” hàng ngàn mẫu hoa văn thổ cẩm của người dân tộc thiểu số bằng công nghệ số. Và từ đây, thổ cẩm Việt đã đi ra thế giới.