Khánh thành đền thờ liệt sỹ tại hồ Kẻ Gỗ

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Đền thờ được xây dựng tại khu vực lòng hồ Kẻ Gỗ (Hà Tĩnh), để tưởng nhớ, tri ân các anh hùng liệt sỹ đã hy sinh tại trận địa sân bay dã chiến LiBi và tuyến đường 21, 22 trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Ngày 27/8, Ban Quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Kẻ Gỗ phối hợp với UBND huyện Cẩm Xuyên (tỉnh Hà Tĩnh) tổ chức lễ khánh thành Đền thờ anh hùng liệt sỹ tại hồ Kẻ Gỗ, thuộc xã Cẩm Mỹ, huyện Cẩm Xuyên.

Công trình có tổng mức đầu tư gần 10 tỷ đồng, hoàn thiện sau hơn một năm triển khai thi công.

Khánh thành đền thờ liệt sỹ tại hồ Kẻ Gỗ ảnh 1

Đền thờ anh hùng liệt sĩ từng tham gia trận địa sân bay LiBi trong lòng hồ Kẻ Gỗ.

Tại buổi lễ, Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh Hoàng Trung Dũng đề nghị Ban Quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Kẻ Gỗ tiếp tục huy động nguồn lực để hoàn thành các hạng mục còn lại; đồng thời tìm kiếm, tập hợp các tài liệu liên quan đến khu tưởng niệm, đền thờ; thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý, chăm sóc, bảo vệ, gìn giữ công trình.

Ngoài ra, huyện Cẩm Xuyên cần phối hợp với sở, ngành tăng cường giới thiệu về tiềm năng Khu bảo tồn thiên nhiên Kẻ Gỗ và các danh lam, di tích để phát triển tiềm năng du lịch địa phương.

Khu vực lòng hồ Kẻ Gỗ từng là chiến trường ác liệt trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. Tại đây, quân đội xây dựng sân bay dã chiến LiBi và các tuyến đường 21, 22 trong kế hoạch bí mật nhằm tạo huyết mạch giao thông mới chi viện cho chiến trường miền Nam.

Các công trình này ghi dấu những chiến công và sự hy sinh thầm lặng của cán bộ, chiến sĩ, lực lượng thanh niên xung phong và người dân địa phương.

Khánh thành đền thờ liệt sỹ tại hồ Kẻ Gỗ ảnh 2

Ông Hoàng Trung Dũng - Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh phát biểu tại buổi lễ.

Tại sân bay LiBi đã diễn ra các trận tập kích ác liệt của không quân Mỹ vào sáng 2/9/1968 và đêm 7/1/1973, gây nhiều thương vong cho quân dân miền Bắc, cướp đi sinh mạng của nhiều chiến sĩ, công nhân viên Quốc phòng và phá hủy hoàn toàn sân bay dã chiến Libi.

Năm 1976, khi hòa bình lập lại, Nhà nước triển khai xây dựng công trình hồ Kẻ Gỗ để thúc đẩy phát triển nông nghiệp. Sau khi hồ hoàn thành và bắt đầu tích nước, mặt trận ngày xưa dần chìm dưới mặt nước.

Những năm qua, công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt và xác định danh tính hài cốt liệt sỹ được Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Hà Tĩnh phối hợp với chính quyền địa phương triển khai.

Khánh thành đền thờ liệt sỹ tại hồ Kẻ Gỗ ảnh 3

Dấu tích sân bay dã chiến LiBi trong lòng hồ Kẻ Gỗ.

Đến nay, cơ quan chức năng tạm lập danh sách 62 liệt sỹ hy sinh nơi vùng hồ Kẻ Gỗ. Năm 2011, Ban Quản lý khu bảo tồn thiên nhiên Kẻ Gỗ phối hợp cùng các tổ chức, nhà hảo tâm lập nên một ngôi miếu nhỏ để hương khói cho các liệt sỹ đã hi sinh tại lòng hồ.

Cuối tháng 7/2022, qua các nguồn tài trợ, công trình Đền thờ anh hùng liệt sỹ tại hồ Kẻ Gỗ chính thức được khởi công và đến nay đã hoàn thành.

MỚI - NÓNG
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
TPO - Quần thể Di tích quốc gia thành Sơn Phòng, đền Trầm Lâm và đền Công Đồng tại xã Phú Gia, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh gắn với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của vua Hàm Nghi. Đặc biệt nơi đây còn lưu giữ nhiều “bảo vật” nhà vua ban tặng.

Có thể bạn quan tâm

Trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 phải được dạy Tiếng Việt

Trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 phải được dạy Tiếng Việt

TPO - Thông tư mới của Bộ GD&ĐT quy định, dạy Tiếng Việt cho trẻ em là người dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 nhằm mục tiêu chuẩn bị tâm thế sẵn sàng, chủ động cho trẻ trong học tập, hình thành kĩ năng học tập cơ bản và năng lực sử dụng Tiếng Việt, kĩ năng giao tiếp, ứng xử xã hội cho trẻ.
Đan Viện Châu Sơn

Chiều buông Đan viện Châu Sơn

TP - Đã bao năm thênh thang vo vo bánh xe lăn những Quốc lộ số 1, đường Hồ Chí Minh và cao tốc đã khiến tôi bỏ bẵng đi xứ Nho Quan của đất Ninh Bình này. Mà đâu phải xứ lạ? Nho Quan kề ngay địa đầu phía Bắc của xứ Thanh chỉ cách Thành Nhà Hồ Vĩnh Lộc quê tôi vài chục cây số!
Các thành viên của Ethnicity trong một chuyến thực tế về địa phương

Dệt thổ cẩm bằng công nghệ số

TP - Yêu văn hóa dân tộc theo cách riêng, một nhóm bạn trẻ đã nhiệt huyết “dệt” hàng ngàn mẫu hoa văn thổ cẩm của người dân tộc thiểu số bằng công nghệ số. Và từ đây, thổ cẩm Việt đã đi ra thế giới.