Khách Tây tròn mắt xem lễ kết nghĩa của người Cơ Tu
TPO - Ngày xưa, người Cơ Tu sống giữa núi rừng Trường Sơn (Quảng Nam) tổ chức lễ kết nghĩa khi hai bên có xảy ra mâu thuẫn. Còn ngày nay, lễ kết nghĩa được tổ chức để giữ mối quan hệ ngày càng tốt đẹp, đoàn kết hơn rồi qua đó cùng giúp nhau phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, giữ vững an ninh, chính trị, giao lưu lưu văn hóa.
Tối ngày 16/7, tại huyện Đông Giang (Quảng Nam) chương trình lễ hội Ngày đoàn kết người Cơ Tu đã được tổ chức. Tại đây, lễ kết nghĩa của đồng bào Cơ Tu đã được tái hiện đặc sắc, thu hút đông đảo người dân và du khách dõi theo.
Theo các già làng, ngày xưa, người Cơ Tu tổ chức lễ kết nghĩa khi hai bên có xảy ra mâu thuẫn. Còn hiện nay, lễ kết nghĩa được tổ chức là để giữ mối quan hệ ngày càng tốt đẹp, đoàn kết hơn rồi qua đó cùng giúp nhau phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, giữ vững an ninh, chính trị, giao lưu lưu văn hóa.…Đồng thời, lễ kết nghĩa được tổ chức góp phần tạo nên khối đại đoàn kết trong cộng đồng. Trong lễ kết nghĩa, có thủ tục mời rượu và nói lý, hát lý truyền thống của người Cơ Tu.
Nghi lễ truyền thống nhận lễ vật giữa 2 làng trong lễ kết nghĩa của người Cơ Tu.
Sau khi đã nói lý, hát lý xong, hai bên tổ chức cúng báo với Giàng, thần linh, trời, đất về việc hai bên tổ chức kết nghĩa. Lễ vật cúng được bày ra mâm và tổ chức cúng tại lều cúng được chuẩn bị trước.
Các già làng lớn tuổi, uy tín nhất của hai làng đứng ra cúng, khấn thần linh. Sau khi thực hiện thủ tục cúng, hai bên mời rượu cho nhau để thần linh chứng kiến từ hôm nay hai làng đã trở thành bạn bè thân hữu, không để xảy ra bất cứ mâu thuẫn, có khó khăn hoạn nạn cùng nhau giúp đỡ, luôn thể hiện tình keo sơn, đoàn kết, gắn bó. Đồng thời cùng nhau phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo.
Mâm cúng chuẩn bị đầy đủ tất cả các lễ vật như đầu heo, gà, cá, xôi, huyết heo, huyết gà, rượu, trà thuốc, đũa thần…
Sau phần lễ là đến phần hội. Tiếng chiêng, tiếng trống vang lên. Nam thanh, nữ tú, người già, trẻ em hòa cùng tiếng chiêng tiếng trống cùng nhau múa điệu Tân Tung, Dá Dá xung quanh cây nêu.
Dân làng cùng nhảy múa trong điệu cồng chiêng, khèn, trống vui nhộn.
Trẻ em Cơ Tu say sưa trong điệu múa truyền thống của dân tộc mình.
Những chàng trai Cơ Tu lực lưỡng trong trang phục truyền thống nhảy múa trong tiếng cồng chiêng vang vọng núi rừng.
Già làng cười tươi khi dân làng, con cháu kết nghĩa, xóa bỏ mâu thuẫn, cùng nhau đoàn kết xây dựng cuộc sống bình yên.
Du khách nước ngoài thích thú khi lần đầu được chứng kiến nghi lễ kết nghĩa truyền thống của người Cơ Tu sống giữa núi rừng.
Người dân say sưa theo dõi lễ hội Ngày đoàn kết của người Cơ Tu. Ông AVô Tô Phương, Chủ tịch UBND huyện Đông Giang cho biết: Ngày hội đoàn kết Cơ Tu có sức lan tỏa, sẽ là động lực mạnh mẽ trong việc bảo tồn, phát triển các giá trị văn hóa truyền thống Cơ Tu gắn với phát triển du lịch góp phần phát triển kinh tế- xã hội của địa phương. "Những lễ hội truyền thống sẽ là những sản phẩm du lịch đặc sắc dành cho du khách yêu thích khám phá, trải nghiệm cuộc sống vùng cao", ông Phương cho biết.
TPO - Ban ngành chức năng tỉnh Lâm Đồng xây dựng, xuất bản và phát hành nhiều tài liệu, sản phẩm truyền thông; tổ chức triển lãm, hội thảo, tọa đàm, giao lưu văn nghệ, đối thoại chính sách, truyền thông trên mạng xã hội… để tuyên truyền về bình đẳng giới.
TPO - Triển lãm “Chuyện Đình trong phố” được tổ chức tại Đình Hà Vĩ và Đình Tú Thị với hoạt động ý nghĩa, trưng bày tương tác trong không gian để kể những câu chuyện về chính các ngôi Đình, về sự độc đáo của những nghề truyền thống như nghề sơn ta, thêu tay; múa rối nước, trình diễn thời trang áo dài truyền thống ...
TPO - Sáng 23/11, tại Trung tâm Văn hóa - Thể thao - Truyền thanh thành phố Sóc Trăng, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Sóc Trăng phối hợp với UBND thành phố Sóc Trăng tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới tỉnh Sóc Trăng năm 2023.
TPO - Bảo tàng trưng bày hơn 1.000 hiện vật cổ gắn liền với đời sống của đồng bào dân tộc Thái được một cụ ông ở huyện Con Cuông (Nghệ An) sưu tầm có ý nghĩa lớn và đã thu hút sự quan tâm của mọi người.
TPO - Ngày hội văn hóa các dân tộc có số dân dưới 10.000 người lần thứ I năm 2023 sẽ có sự tham gia của 14 dân tộc thiểu số tại Việt Nam. Nhiều hoạt động quảng bá văn hóa dân tộc độc đáo được tổ chức trong khuôn khổ ngày hội từ 3-5/11 tại thành phố Lai Châu (tỉnh Lai Châu).
TPO - Ngoài các chương trình triển khai theo kế hoạch của Hội đồng đội huyện, Liên đội Trường PTDT Nội Trú THCS huyện Lắk thành lập một câu lạc bộ đội chiêng trẻ. Hằng năm phối kết hợp với nhà văn hoá huyện truyền dạy các lớp cồng chiêng cho các em.
TPO - Ngày 9/11, Sở Giáo dục và đào tạo tỉnh Lạng Sơn tổ chức Ngày hội văn hóa dân tộc các trường phổ thông dân tộc nội trú ở địa phương năm 2023. Đây là năm đầu tiên sự kiện được tổ chức, nhằm tạo một sân chơi văn hóa bổ ích, thiết thực cho học sinh dân tộc thiểu số trên địa bàn.
TPO - Người Mnông ở huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk còn lưu giữ nhiều nét đẹp văn hóa truyền thống. Trong đó “Tập quán xã hội và tín ngưỡng Lễ mừng thọ của người Mnông huyện Lắk” là một trong 3 di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia của tỉnh Đắk Lắk.
TPO - "Sau những tháng ngày học tập miệt mài trên giảng đường đại học, tôi trở về quê để đúc kết lại những kiến thức mình đã học cũng như tập quen với môi trường giảng dạy ở quê. Cầm tấm bằng đại học trên tay, tôi cảm thấy vô cùng hạnh phúc vì giờ đây tôi có thể thực hiện ước mơ của mình, có thể bắt đầu hành trình truyền tải kiến thức, cõng chữ về làng". Đó là chia sẻ của thầy giáo trẻ người Cơ Tu Bnướch Zói.
TPO - Đoàn viên, thanh niên và tình nguyện viên đã lắp đặt hệ thống bảng chỉ dẫn, trồng hơn 100 cây tre ở khu vực đầu nguồn bến nước trên địa bàn huyện Cư M'gar, tỉnh Đắk Lắk.
TPO - Hàng trăm đoàn viên thanh niên công nhân hào hứng tham gia Hội chợ trưng bày và kết nối tiêu thụ sản phẩm khởi nghiệp của thanh niên vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tiêu biểu năm 2023 khai mạc sáng nay 25/11.