Người đầu tiên quay về với nhà dài

0:00 / 0:00
0:00
TP - Giữa ngôi làng chỉ toàn là những căn nhà xi măng, nhà mái thái kiên cố bỗng xuất hiện ngôi nhà dài bằng tranh tre nứa lá, níu chân khách phương xa. Căn nhà này do già làng Điểu K’Bôi tự xây dựng suốt 2 tháng ròng để nuôi ché, nuôi chiêng…

Lần này trở lại buôn làng Bù Gia Rá (xã Đồng Nai Thượng, huyện Cát Tiên), vùng đất xa xôi nhất của tỉnh Lâm Đồng, ai nấy đều ngạc nhiên khi nhìn thấy một ngôi nhà dài truyền thống của người Mạ bản địa. Chủ nhà là già làng Điểu K’Bôi (gần 60 tuổi) kể rằng từng dựng một số căn nhà để tham gia các cuộc thi về kiến trúc truyền thống; giờ mới làm được nhà dài cho gia đình mình. “Làm nhà dài để nuôi ché, nuôi chiêng; ăn trâu, ăn bò vào dịp lễ hội”, già phấn khởi nói.

UBND xã Đồng Nai Thượng cho biết, hơn 90% dân số trong xã là người Mạ, nhưng kiến trúc nhà dài bản địa dần mai một rồi bị thay thế hoàn toàn bằng nhà xây, nhà gỗ hiện đại. Lâu lắm rồi mới có người làm nhà theo lối truyền thống. Thời gian tới, xã sẽ dựng thêm một số căn nhà dài nữa để quảng bá văn hóa của người Mạ với du khách.

Nhà dài được dựng cạnh căn nhà gỗ mà gia đình già K’Bôi sinh sống lâu nay. Nhà làm hoàn toàn từ vật liệu tự nhiên sẵn có trong rừng hoặc vườn nhà như lồ ô, cỏ tranh, dây mây… không có bất cứ vật dụng nào bằng sắt thép hay chất kết dính không mang tính tự nhiên. Sàn nhà cách mặt đất khoảng 0,5m; cột và xà nhà được đặt chồng lên nhau, hoặc ghép mấu vào nhau rất trùng khít theo dạng ngàm chứ không hề đóng đinh. Cột kèo được kết nối với nhau bằng sợi mây cực kỳ bền chắc. Việc chằng chéo sợi dây rất khéo léo tạo nên những đường nét như hoa văn trang trí khiến cột kèo thêm đẹp.

Người đầu tiên quay về với nhà dài ảnh 1

Nhà dài của già Điểu K’Bôi

Già Điểu K’Bôi cho biết phải mất 2 tháng mới hoàn thành căn nhà dài bằng 3 sải tay này. Đến thời điểm thích hợp sẽ kéo dài ngôi nhà này thành 6 sải, 9 sải tay hoặc hơn thế nữa. “Nhà dài truyền thống của người Mạ là nơi cư trú của nhiều thành viên trong dòng tộc. Mỗi khi con cháu kết hôn, nhà dài của cha ông lại được nối thêm ra, có khi dài hàng chục mét với nhiều thế hệ cùng quây quần chung sống”, nhà dân tộc học Đinh Thị Nga cho biết.

Đưa khách đi tham quan bộ chiêng 6 và nhiều chiếc gùi đẹp treo trên vách cùng dàn chóe cổ quý hiếm trên sàn, già K’Bôi bộc bạch: Mình làm cái nhà này để nuôi cái chóe, cái chiêng vì chúng không thể “sống” trong những căn nhà xi măng, cốt sắt. Không có nhà dài thì tiếng chiêng, tiếng khèn m’buốt cũng trở nên lạc lõng và không có bếp lửa ấm đêm rừng để người già ngồi kể chuyện Khan, hát câu N’rí khuyên răn con cháu; trai gái hát giao duyên Yalyău, Tầmpớt...

Người làng cho biết, K’Bôi có năng khiếu âm nhạc và yêu văn hóa truyền thống. Từ khi còn là cậu bé, K’Bôi đã tham gia thổi khèn, đánh cồng chiêng tại các lễ hội. Hiện già không chỉ thông thạo các điệu thức trình diễn cồng chiêng, các bài chiêng cổ, các bài cúng trong lễ hội mà còn có khả năng chỉnh chiêng, kỹ năng mà rất ít nghệ nhân làm được.

MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

 Khám phá nét ẩm thực 54 dân tộc Việt Nam

Khám phá nét ẩm thực 54 dân tộc Việt Nam

TPO - Trong tháng 10, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam sẽ diễn ra các hoạt động giới thiệu nét văn hóa, phong tục tập quán của đồng bào, cùng các hoạt động trải nghiệm của cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam, trong đó chủ đề chính là “Khám phá nét ẩm thực dân tộc”.
Đưa mô hình sinh kế bền vững đến đồng bào Khmer

Đưa mô hình sinh kế bền vững đến đồng bào Khmer

TPO - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP Cần Thơ phối hợp với Viện Friedrich Naumann Foundation tại Việt Nam (Viện FNF Việt Nam) vừa tổ chức lớp tập huấn tiếp cận mô hình sinh kế hiệu quả với chi phí ban đầu rất thấp cho đồng bào Khmer tại thị trấn Cờ Đỏ, huyện Cờ Đỏ, thành phố Cần Thơ.
Di sản văn hóa đồng bào dân tộc thiểu số huyện Nam Đông

Di sản văn hóa đồng bào dân tộc thiểu số huyện Nam Đông

TPO - Đó là trưng bày chuyên đề do Bảo tàng Lịch sử tỉnh Thừa Thiên-Huế (TT-Huế) phối hợp Phòng Văn hóa Thông tin (VHTT) huyện Nam Đông tổ chức, gắn với thông điệp về bảo tồn di sản văn hóa. Qua đó, tăng cường sự hiểu biết, ý thức tôn trọng, giữ gìn giá trị tinh hoa các di sản văn hóa truyền thống do đồng bào dân tộc thiểu số sáng tạo nên trong tiến trình phát triển xã hội.
Nữ sinh dân tộc Mông háo hức khám phá Bảo tàng lịch sử Quốc gia

Nữ sinh dân tộc Mông háo hức khám phá Bảo tàng lịch sử Quốc gia

TPO - Đây là lần thứ 2 nữ đại biểu Thào Thị Anh, sinh viên năm cuối trường Cao đẳng Sơn La xuống Hà Nội và là lần đầu tiên được tham quan, trải nghiệm ở Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam. Nữ sinh dân tộc Mông háo hức theo chân hướng dẫn viên tìm hiểu các hiện vật và lịch sử dân tộc trong niềm tự hào.