Hô “biến” bao bì thành dây thừng:

“Phép thuật” của các cụ già Jrai

0:00 / 0:00
0:00
TP - Thay vì chặt cây rừng, người Jrai ở thôn Plei Chrung (xã Ia Piar, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) nghĩ ra cách bện các sợi bao bì cũ để làm những sợi dây thừng với đủ màu sắc, góp phần bảo vệ môi trường.

Chiều tà, khi vừa cùng gia đình đầm ấm bữa tối bên bếp lửa xong, ông Ksor Blieng (80 tuổi) lấy những bao bì đựng nông sản bị vứt bỏ bên vệ đường tách ra thành từng sợi nhỏ. Hôm nay, ông tiếp tục bện nối vào đoạn dây thừng đang làm dở. Dù đã cao tuổi nhưng đôi tay ông Blieng còn nhanh nhẹn hơn nhiều thanh niên. Ông tỉ mẩn đan từng sợi dây bé tí.

“Phép thuật” của các cụ già Jrai ảnh 1

Ông Ksor Blieng tỉ mẩn bện dây thừng từ bao bì hư hỏng

Vừa hoàn thành đoạn dây thừng với đủ các màu sắc, ông nhớ lại: “Hồi nhỏ mình được cha dạy cách làm dây thừng từ các cây dây leo trong rừng như cây bụp dấm. Sau khi bóc vỏ về, đem phơi cho thật khô, xé sợi nhỏ, chúng tôi kết chúng lại thành một sợi dây thừng to bằng ngón tay út. Dây thừng ấy để làm bẫy bắt lợn rừng hoặc cột dê, bò. Giờ loài cây này ít dần. Nghe cán bộ về tuyên truyền hạn chế chặt phá rừng nên mình nghĩ ra cách làm dây thừng từ sợi bao bì mà họ vứt bừa bãi ngoài đường”.

"Cả làng mình ai cũng biết làm. Do mọi người có việc khác nên thường đến thuê mình làm giúp. Mình làm cả trăm mét dây, ai mua bao nhiêu mình cắt từng đó”, ông Chăng chia sẻ.

Ông Blieng thường đi tìm những bao bì đựng nông sản bị rách, hư hỏng vứt bỏ ở các xã bên cạnh. Sau đó ông đem về giặt sạch, phơi khô. Các sợi dây nhỏ sẽ được ông dùng tay se lại với nhau thành sợi dây thừng lớn. Sợi dây được “tái chế” này vừa chắc vừa bền nên người dân quanh xã Ia Piar thường tìm thuê ông làm với giá khoảng 20 nghìn đồng/10m.

“Phép thuật” của các cụ già Jrai ảnh 2

Bó sợi dây thừng được làm công phu, chắc chắn

Cách nhà ông Blieng, ông Ksor Chăng (68 tuổi) cũng đang mải mê làm dây thừng. “Cái này không khó làm đâu, dễ như ăn kẹo vậy, chỉ là tốn thời gian thôi. Cả làng mình ai cũng biết làm. Do mọi người có việc khác nên thường đến thuê mình làm giúp. Mình làm cả trăm mét dây, ai mua bao nhiêu mình cắt từng đó”, ông Chăng chia sẻ.

Ông Nay Thuin, trưởng thôn Plei Chrung cho hay, nghề bện dây thừng đã có từ xa xưa ở vùng này. Việc tái chế bao bì thành dây thừng của người dân thôn Plei Chrung vừa không phải phá cây rừng, vừa góp phần bảo vệ môi trường. Tuy vậy, theo trưởng thôn, hiện chỉ còn chừng 10 hộ duy trì nghề, chủ yếu làm để phục vụ cuộc sống gia đình và những ai có nhu cầu.

MỚI - NÓNG
Đặc sắc thủ công truyền thống với 'Chuyện Đình trong phố'
Đặc sắc thủ công truyền thống với 'Chuyện Đình trong phố'
TPO - Triển lãm “Chuyện Đình trong phố” được tổ chức tại Đình Hà Vĩ và Đình Tú Thị với hoạt động ý nghĩa, trưng bày tương tác trong không gian để kể những câu chuyện về chính các ngôi Đình, về sự độc đáo của những nghề truyền thống như nghề sơn ta, thêu tay; múa rối nước, trình diễn thời trang áo dài truyền thống ...
Nâng cao nhận thức, thúc đẩy bình đẳng giới và xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới
Nâng cao nhận thức, thúc đẩy bình đẳng giới và xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới
TPO - Sáng 23/11, tại Trung tâm Văn hóa - Thể thao - Truyền thanh thành phố Sóc Trăng, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Sóc Trăng phối hợp với UBND thành phố Sóc Trăng tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới tỉnh Sóc Trăng năm 2023.

Có thể bạn quan tâm

Lễ mừng thọ của người Mnông

Lễ mừng thọ của người Mnông

TPO - Người Mnông ở huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk còn lưu giữ nhiều nét đẹp văn hóa truyền thống. Trong đó “Tập quán xã hội và tín ngưỡng Lễ mừng thọ của người Mnông huyện Lắk” là một trong 3 di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia của tỉnh Đắk Lắk.
Thầy giáo trẻ Cơ Tu 'cõng' chữ về làng

Thầy giáo trẻ Cơ Tu 'cõng' chữ về làng

TPO - "Sau những tháng ngày học tập miệt mài trên giảng đường đại học, tôi trở về quê để đúc kết lại những kiến thức mình đã học cũng như tập quen với môi trường giảng dạy ở quê. Cầm tấm bằng đại học trên tay, tôi cảm thấy vô cùng hạnh phúc vì giờ đây tôi có thể thực hiện ước mơ của mình, có thể bắt đầu hành trình truyền tải kiến thức, cõng chữ về làng". Đó là chia sẻ của thầy giáo trẻ người Cơ Tu Bnướch Zói.