Hỗ trợ liên kết sản xuất ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi Nghệ An

0:00 / 0:00
0:00
TPO - HĐND tỉnh Nghệ An vừa thông qua Nghị quyết Quy định về nội dung, mức hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

Theo đó, HĐND tỉnh Nghệ An quyết nghị hỗ trợ phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị với mức hỗ trợ không quá 80% tổng chi phí cho một dự án, kế hoạch liên kết thực hiện trên địa bàn đặc biệt khó khăn; không quá 70% tổng chi phí cho một dự án, kế hoạch liên kết thực hiện trên địa bàn khó khăn và không quá 50% tổng chi phí cho một dự án, kế hoạch liên kết thực hiện trên địa bàn khác thuộc phạm vi đầu tư của chương trình. Cơ quan phê duyệt dự án, kế hoạch quyết định mức hỗ trợ cụ thể nhưng không quá 5 tỷ đồng/1 dự án, kế hoạch.

Đối tượng được áp dụng là hộ gia đình tại các xã, thôn (bản) thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Ưu tiên hộ nghèo, cận nghèo, hộ nghèo do phụ nữ làm chủ hộ và là lao động duy nhất, trực tiếp nuôi dưỡng người thân không còn khả năng lao động hoặc chưa đến độ tuổi lao động, hộ sinh sống tại xã đặc biệt khó khăn, thôn đặc biệt khó khăn.

Các doanh nghiệp (sản xuất, chế biến, kinh doanh), hợp tác xã tham gia chuỗi giá trị có từ 70% tổng số lao động trở lên là người dân tộc thiểu số và các tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan trong quá trình triển khai thực hiện.

Các hộ gia đình, doanh nghiệp thuộc phạm vị trên sẽ được hỗ trợ trên được hỗ trợ 5 nội dung gồm:

- Tư vấn xây dựng liên kết; chi phí khảo sát đánh giá tiềm năng phát triển chuỗi giá trị; tư vấn xây dựng phương án, kế hoạch sản xuất kinh doanh, chế biến, quy trình kỹ thuật, đánh giá thị trường, phương án phát triển thị trường.

- Hỗ trợ đào tạo, tập huấn kỹ thuật sản xuất; tập huấn nghiệp vụ quản lý, năng lực quản lý hợp đồng, quản trị chuỗi và phát triển thị trường;

- Hỗ trợ chuyển giao, ứng dụng khoa học kỹ thuật mới, áp dụng quy trình kỹ thuật trong sản xuất và quản lý, chất lượng đồng bộ theo chuỗi; quảng bá, xúc tiến thương mại cho sản phẩm hàng hóa, dịch vụ; phân tích các chỉ tiêu an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc và dán nhãn sản phẩm.

- Hỗ trợ vật tư nguyên liệu, giống cây trồng, vật nuôi, phân bón thức ăn chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, công cụ, dụng cụ, trang thiết bị phục vụ sản xuất, cung ứng dịch vụ.

- Hỗ trợ xây dựng và quản lý dự án, kế hoạch.

Hỗ trợ liên kết sản xuất ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi Nghệ An ảnh 1

Sản xuất bánh đa vừng truyền thống của huyện Đô Lương, Nghệ An. Ảnh minh họa: Thu Hiền

HĐND tỉnh Nghệ An cũng quyết nghị hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng với mức hỗ trợ không quá 95% tổng chi phí cho một dự án, phương án trên địa bàn các xã đặc biệt khó khăn, thôn (bản) đặc biệt khó khăn. Cơ quan phê duyệt dự án, phương án quyết định mức hỗ trợ cụ thể nhưng không quá 5 tỷ đồng/1 dự án, phương án.

Đối tượng có phương án, dự án tại các địa bàn trên được thụ hưởng là hộ gia đình, nhóm hộ, tổ hợp tác tại các xã đặc biệt khó khăn, thôn (bản) đặc biệt khó khăn thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Ưu tiên hộ nghèo là người dân tộc thiểu số; hộ nghèo do phụ nữ làm chủ hộ và là lao động duy nhất, trực tiếp nuôi dưỡng người thân không còn khả năng lao động hoặc chưa đến độ tuổi lao động. Ưu tiên dự án do nhóm hộ, tổ hợp tác có trên 50% số thành viên là phụ nữ đề xuất.

Có 7 nội dung được hỗ trợ là:

- Hỗ trợ đào tạo, tập huấn kỹ thuật sản xuất theo nhu cầu của thành viên tổ nhóm; tập huấn nghiệp vụ quản lý, năng lực quản lý hợp đồng, năng lực quản lý và vận hành tổ nhóm.

- Hỗ trợ chuyển giao, ứng dụng khoa học kỹ thuật mới, áp dụng quy trình kỹ thuật trong sản xuất; quảng bá, xúc tiến thương mại cho sản phẩm hàng hóa, dịch vụ; phân tích các chỉ tiêu an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc và dán nhãn sản phẩm.

- Hỗ trợ vật tư nguyên liệu, giống cây trồng, vật nuôi, phân bón, thức ăn chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, công cụ, dụng cụ, trang thiết bị phục vụ sản xuất, cung ứng dịch vụ.

- Hỗ trợ cán bộ trực tiếp đến tận hộ gia đình tư vấn, hướng dẫn thực hiện dự án cho đến khi có kết quả.

-Hỗ trợ tổ chức đi thực tế học tập các dự án có hiệu quả giữa các địa phương.

- Hỗ trợ dạy nghề, hướng nghiệp, tiếp cận thị trường, tạo việc làm.

- Hỗ trợ xây dựng và quản lý dự án, phương án.

MỚI - NÓNG
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
TPO - Quần thể Di tích quốc gia thành Sơn Phòng, đền Trầm Lâm và đền Công Đồng tại xã Phú Gia, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh gắn với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của vua Hàm Nghi. Đặc biệt nơi đây còn lưu giữ nhiều “bảo vật” nhà vua ban tặng.

Có thể bạn quan tâm

Đẩy lùi hủ tục, hành vi phản cảm, bạo lực trong lễ hội

Đẩy lùi hủ tục, hành vi phản cảm, bạo lực trong lễ hội

TPO - Bộ tiêu chí về môi trường văn hóa trong lễ hội truyền thống vừa được lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Bộ VHTTDL) ký ban hành với mục đích đảm bảo một mùa lễ hội văn minh, lành mạnh, đồng thời bài trừ hủ tục, tập quán lạc hậu, nghi lễ có tính bạo lực và các hành vi phản cảm, lệch chuẩn.
Điểm cầu tỉnh Cao bằng tham gia họp trực tuyến.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh làm việc với tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn

TPO - Sáng 23/11, ông Hầu A Lềnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc chủ trì Hội nghị trực tuyến làm việc với lãnh đạo các tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn về tình hình sản xuất kinh doanh, đầu tư công, xây dựng hạ tầng, xuất nhập khẩu, nhà ở xã hội, thị trường bất động sản, kỷ luật kỷ cương hành chính; tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, kiến nghị của 2 tỉnh trong quá trình thực hiện.