Thái Nguyên

Hỗ trợ đồng bào dân tộc ở Đồng Hỷ thoát nghèo

0:00 / 0:00
0:00
Từ đồng vốn tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ dân đồng bào dân tộc thiểu số tại Đồng Hỷ (Thái Nguyên) đầu tư mua cây giống, phân bón để phát triển cây chè, làm đồ thủ công mỹ nghệ. Có số vốn đầu tư, người dân vươn lên thoát nghèo.

Xóm Cao Phong, xã Hợp Tiến, huyện Đồng Hỷ, Thái Nguyên có 375 hộ dân. Trong đó, có tới 90% là đồng bào dân tộc Dao. Cuộc sống của bà con chủ yếu trông vào sản xuất nông, lâm nghiệp. Trước đây, người dân trong xóm theo hình thức tự sản tự tiêu. Hộ muốn đầu tư phát triển kinh tế hay “làm ăn lớn” thì lại thiếu vốn. Cuộc sống vì thế khó khăn quanh năm.

Kể từ khi được vay vốn ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội, người dân có điều kiện sản xuất lớn, vươn lên thoát nghèo. Là một trong những gia đình thoát nghèo nhờ vốn tín dụng chính sách, anh Dương Văn Quyết chia sẻ: Sau khi đi học nghề mộc, anh đã vay vốn tín dụng chính sách để mở xưởng sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ.

“Sau vài năm mở xưởng mỹ nghệ, tôi đã có thu nhập trang trải cuộc sống gia đình, mua sắm nhiều vật dụng sinh hoạt, xây dựng nhà. Năm 2019, gia đình tôi thoát nghèo và từ năm 2021 không còn là hộ cận nghèo. Hiện, tôi có điều kiện mua thêm xe ô tô để kinh doanh vận tải”, anh Quyết chia sẻ.

Cũng tại Đồng Hỷ, có tới 70% người dân ở xã Văn Lăng là dân tộc Dao, Tày... Từ nguồn vốn vay ưu đãi, người dân đầu tư trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao; chăn nuôi gà, dê, bò, lợn nái, lợn thịt, lợn rừng; xây dựng các mô hình trang trại tổng hợp; trồng cây ăn quả… Những đồng vốn vay ưu đãi đã góp phần nâng cao đời sống cho đồng bào DTTS, giúp các hộ nghèo và cận nghèo có điều kiện để phát triển sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập và thoát nghèo bền vững.

Hỗ trợ đồng bào dân tộc ở Đồng Hỷ thoát nghèo ảnh 1

Gia đình ông Lâm Văn Khuyên vay 50 triệu đồng từ NHCSXH huyện để đầu tư cải tạo 3 sào chè và thoát nghèo từ năm 2022.

Chị Nguyễn Thị Sen, dân tộc Tày ở xóm Tam Va, xã Văn Lăng chia sẻ: “Vợ chồng tôi có 3 cháu, trong đó, 1 cháu bị khuyết tật bẩm sinh phải có người chăm sóc thường xuyên. Gia cảnh khó khăn, chồng đi làm thuê, thu nhập bấp bênh, kinh tế chỉ trông vào mấy sào chè giống cũ. Năm 2016, tôi mạnh dạn vay 50 triệu đồng từ chương trình cho vay hộ nghèo của NHCSXH để trồng rừng và khai phá đất đồi, mua cây giống, vật tư phân bón trồng chè cành giống mới theo quy trình sản xuất VietGAP. Nhờ nguồn thu ổn định từ đồi chè và rừng, năm 2021, gia đình tôi đã thoát nghèo”.

Trong 9 tháng đầu năm 2023, đơn vị đã cho 1.283 hộ vay vốn, với tổng nguồn vốn đạt gần 60 tỷ đồng. Từ nguồn vốn tín dụng này đã giúp các hộ nghèo, cận nghèo và đối tượng chính sách phát triển sản xuất, ổn định thu nhập để vươn lên thoát nghèo.

Giám đốc NHCSXH huyện Đồng Hỷ Đoàn Lệ Thuỷ cho biết: “Thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục ưu tiên cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và các đối tượng chính sách khác được tiếp cận nguồn vốn ưu đãi, gắn với các chương trình mục tiêu quốc gia. Qua đó, đảm bảo 100% hộ có nhu cầu và đủ điều kiện, đặc biệt là nhóm đồng bào DTTS, được vay vốn và tiếp cận các dịch vụ do đơn vị cung cấp”.

MỚI - NÓNG
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
TPO - Quần thể Di tích quốc gia thành Sơn Phòng, đền Trầm Lâm và đền Công Đồng tại xã Phú Gia, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh gắn với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của vua Hàm Nghi. Đặc biệt nơi đây còn lưu giữ nhiều “bảo vật” nhà vua ban tặng.

Có thể bạn quan tâm

Trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 phải được dạy Tiếng Việt

Trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 phải được dạy Tiếng Việt

TPO - Thông tư mới của Bộ GD&ĐT quy định, dạy Tiếng Việt cho trẻ em là người dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 nhằm mục tiêu chuẩn bị tâm thế sẵn sàng, chủ động cho trẻ trong học tập, hình thành kĩ năng học tập cơ bản và năng lực sử dụng Tiếng Việt, kĩ năng giao tiếp, ứng xử xã hội cho trẻ.
Đan Viện Châu Sơn

Chiều buông Đan viện Châu Sơn

TP - Đã bao năm thênh thang vo vo bánh xe lăn những Quốc lộ số 1, đường Hồ Chí Minh và cao tốc đã khiến tôi bỏ bẵng đi xứ Nho Quan của đất Ninh Bình này. Mà đâu phải xứ lạ? Nho Quan kề ngay địa đầu phía Bắc của xứ Thanh chỉ cách Thành Nhà Hồ Vĩnh Lộc quê tôi vài chục cây số!
Các thành viên của Ethnicity trong một chuyến thực tế về địa phương

Dệt thổ cẩm bằng công nghệ số

TP - Yêu văn hóa dân tộc theo cách riêng, một nhóm bạn trẻ đã nhiệt huyết “dệt” hàng ngàn mẫu hoa văn thổ cẩm của người dân tộc thiểu số bằng công nghệ số. Và từ đây, thổ cẩm Việt đã đi ra thế giới.