Giám sát việc thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia ở Quảng Nam

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Đoàn giám sát đề nghị Quảng Nam tiếp tục hoàn thiện công tác triển khai thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia, nhằm phát huy hơn nữa kết quả đạt được, đẩy mạnh công tác giải ngân vốn.

Sáng 21/7, Đoàn Giám sát của Quốc hội làm việc với tỉnh Quảng Nam về triển khai thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội về Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 và chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi giai đoạn 2021 - 2030.

Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Anh Tuấn, Quảng Nam có 18 đơn vị hành chính cấp huyện, trong đó có 9 huyện miền núi, điều kiện kinh tế - xã hội còn khó khăn, thường xuyên đối phó với thiên tai, bão lũ, dịch bệnh.

Giám sát việc thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia ở Quảng Nam ảnh 1

Quang cảnh buổi làm việc. Ảnh Hữu Trung

Tỉnh đã tập trung chỉ đạo quyết liệt đẩy mạnh thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của 3 Chương trình mục tiêu quốc gia và bước đầu đã đạt được nhiều kết quả.

Đến nay, hệ thống cơ chế chính sách và các văn bản hướng dẫn thực hiện Chương trình đã hoàn thành tương đối đồng bộ, tạo điều kiện thuận lợi để các địa phương triển khai thực hiện.

Theo ông Tuấn, ngân sách tỉnh đã bố trí đầy đủ, đảm bảo tỷ lệ vốn đối ứng theo quy định và đã cơ bản phân giao kế hoạch vốn cho các địa phương từ huyện đến xã, cho các chủ đầu tư, các cơ quan chủ trì thực hiện Chương trình.

Qua hơn 2 năm triển khai thực hiện các chương trình, hầu hết các mục tiêu, chỉ tiêu đề ra đều cơ bản đảm bảo theo kế hoạch; hàng nghìn hộ gia đình đồng bào được hưởng lợi, được tạo sinh kế bền vững.

Lãnh đạo tỉnh cũng cho biết, đến hết tháng 1/2023, giải ngân vốn được 487 tỷ đồng/1.620 tỷ đồng, đạt 30% kế hoạch. Trong đó, vốn ngân sách Trung ương giải ngân được gần 325 tỷ đồng/1.234 tỷ đồng, đạt 26,31%; vốn ngân sách tỉnh giải ngân được gần 162 tỷ đồng/385 tỷ đồng, đạt gần 42%. Đối với kế hoạch vốn năm 2023 (bao gồm cả vốn 2022 kéo dài), giải ngân đến 30/6/2023 được gần 386 tỷ đồng, đạt 11,44% kế hoạch.

Tại cuộc làm việc, lãnh đạo các địa phương được hưởng lợi từ chương trình của tỉnh Quảng Nam cho rằng, dù đã có nhiều cố gắng, nhưng việc thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh còn chậm so yêu cầu.

Tỷ lệ giải ngân còn thấp do cuối năm 2022 mới cơ bản ban hành đầy đủ các cơ chế, chính sách và quy định, hướng dẫn thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc giai đoạn 2021 - 2025. Một số văn bản hướng dẫn ban hành chậm, chưa đồng bộ, gây lúng túng cho địa phương trong thực hiện các chương trình.

Từ thực tế trên, lãnh đạo tỉnh Quảng Nam đề nghị Đoàn giám sát quan tâm có ý kiến với với các bộ, ngành sớm tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, góp phần thực hiện thành công các Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh.

Ghi nhận những kết quả đạt được cũng như những kiến nghị của tỉnh, Đoàn giám sát đề nghị Quảng Nam tiếp tục hoàn thiện công tác triển khai thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia, nhằm phát huy hơn nữa kết quả đạt được, đẩy mạnh công tác giải ngân vốn.

Các thành viên Ban Chỉ đạo tỉnh trên cơ sở nhiệm vụ được giao tiếp tục theo dõi sát sao tình hình thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh để báo cáo kịp thời các khó khăn vướng mắc về Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia để có hướng xử lý kịp thời.

MỚI - NÓNG
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
TPO - Quần thể Di tích quốc gia thành Sơn Phòng, đền Trầm Lâm và đền Công Đồng tại xã Phú Gia, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh gắn với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của vua Hàm Nghi. Đặc biệt nơi đây còn lưu giữ nhiều “bảo vật” nhà vua ban tặng.

Có thể bạn quan tâm

Đẩy lùi hủ tục, hành vi phản cảm, bạo lực trong lễ hội

Đẩy lùi hủ tục, hành vi phản cảm, bạo lực trong lễ hội

TPO - Bộ tiêu chí về môi trường văn hóa trong lễ hội truyền thống vừa được lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Bộ VHTTDL) ký ban hành với mục đích đảm bảo một mùa lễ hội văn minh, lành mạnh, đồng thời bài trừ hủ tục, tập quán lạc hậu, nghi lễ có tính bạo lực và các hành vi phản cảm, lệch chuẩn.
Điểm cầu tỉnh Cao bằng tham gia họp trực tuyến.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh làm việc với tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn

TPO - Sáng 23/11, ông Hầu A Lềnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc chủ trì Hội nghị trực tuyến làm việc với lãnh đạo các tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn về tình hình sản xuất kinh doanh, đầu tư công, xây dựng hạ tầng, xuất nhập khẩu, nhà ở xã hội, thị trường bất động sản, kỷ luật kỷ cương hành chính; tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, kiến nghị của 2 tỉnh trong quá trình thực hiện.