Ép buộc người khác nghỉ học vì lý do giới tính bị xử phạt như nào?

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Những hành vi ép buộc thôi học, cản trở việc học của trẻ em vì lý do giới tính đều vi phạm bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo. Những hành vi này có thể bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 20.000.000 đồng.

Nghị định số 125/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bình đẳng giới, là hành lang pháp lý cho cơ quan quản lý nhà nước thực hiện hoạt động thanh tra, xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bình đẳng giới. Qua đó, góp phần bảo đảm và thúc đẩy bình đẳng giới, phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới nói riêng và các vi phạm pháp luật về bình đẳng giới nói chung.

Ép buộc người khác nghỉ học vì lý do giới tính bị xử phạt như nào? ảnh 1

Bình đẳng giới với người học và cán bộ nhân viên trong các cơ sở giáo dục tại Việt Nam không chỉ là một nguyên tắc, mà còn là mục tiêu phát triển xã hội.

Tại điều 9 chương II của Nghị định 125 quy định các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bình đẳng giới liên quan đến giáo dục, đào tạo; hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả các hành vi này.

Theo đó, các hành vi vận động, xúi giục hoặc không cho người khác tới trường, học tập nâng cao hiểu biết vì lý do giới tính chỉ bị phạt cảnh cáo.

Hành vi ép buộc hoặc cản trở người khác lựa chọn môn học, ngành, nghề học tập, đào tạo vì lý do giới tính sẽ bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng.

Hành vi vận động, ép buộc người khác nghỉ học vì lý do giới tính sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.

Ngoài ra, phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: Vận động, ép buộc có tổ chức nhiều người nghỉ học vì lý do giới tính; Từ chối tuyển sinh đối với người có đủ điều kiện vào các khóa đào tạo, bồi dưỡng vì lý do giới tính hoặc do việc mang thai, sinh con, nuôi con nhỏ.

Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi quy định tuổi đào tạo, tuổi tuyển sinh khác nhau giữa nam và nữ.

Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi tổ chức giáo dục hướng nghiệp, biên soạn, phổ biến sách giáo khoa, giáo trình, chương trình giảng dạy có nội dung định kiến giới.

Đối tượng vi phạm sẽ phải khắc phục hậu quả bằng các biện pháp sau: Buộc khôi phục quyền lợi hợp pháp của người bị xâm phạm đối với hành vi quy định tại khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này; Buộc sửa đổi hoặc bãi bỏ các quy định về tuổi đào tạo, tuổi tuyển sinh có sự phân biệt đối xử về giới đối với hành vi quy định tại khoản 5 Điều này; Buộc sửa đổi, thay thế hoặc đính chính sách giáo khoa, giáo trình, chương trình giảng dạy có nội dung định kiến giới. Nếu không sửa đổi, thay thế hoặc đính chính thì buộc phải tiêu hủy các tài liệu có nội dung định kiến giới đối với hành vi quy định tại khoản 6 Điều này; Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại khoản 6 Điều này.

Cũng theo nghị định này, Thanh tra ngành Giáo dục, Lực lượng Công an nhân dân, Lực lượng Bộ đội Biên phòng, Lực lượng Cảnh sát biển có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả (nếu có) đối với hành vi vi phạm bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo.

Thực hiện Luật Bình đẳng giới, thúc đẩy việc nhận thức các hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong gia đình sẽ giúp cho giới nữ, đặc biệt là phụ nữ dân tộc thiểu số và miền núi nâng cao hiểu biết pháp luật, nhìn nhận rõ quyền của mình trong gia đình, từ đó tạo được chính kiến và điều kiện phát triển bản thân.

MỚI - NÓNG
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
TPO - Quần thể Di tích quốc gia thành Sơn Phòng, đền Trầm Lâm và đền Công Đồng tại xã Phú Gia, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh gắn với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của vua Hàm Nghi. Đặc biệt nơi đây còn lưu giữ nhiều “bảo vật” nhà vua ban tặng.

Có thể bạn quan tâm

Hào hứng tham gia chương trình truyền thông phòng chống xâm hại trẻ em. Ảnh: Duy Chiến

Sôi nổi chiến dịch truyền thông kỹ năng phòng chống xâm hại trẻ em Lạng Sơn

TPO - Sáng 12/12, Tỉnh Đoàn phối hợp với các sở ngành chức năng tỉnh Lạng Sơn tổ chức chiến dịch truyền thông kiến thức, kỹ năng phòng, chống xâm hại trẻ em. Tham dự có lãnh đạo một số sở, ngành, đoàn thể của tỉnh và trên 300 học sinh đại diện cho hơn 204 nghìn trẻ em toàn tỉnh.
Việt Nam sắp diễn ra Hội thảo ASEAN - Nhật Bản về bình đẳng giới

Việt Nam sắp diễn ra Hội thảo ASEAN - Nhật Bản về bình đẳng giới

TPO - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ra thông báo Hội thảo ASEAN - Nhật Bản về bình đẳng giới với chủ đề “Tiếp cận toàn diện về bình đẳng giới trong và thông qua thể thao” (Comprehensive approach for gender equality in and through sports) sẽ diễn ra từ ngày 9 - 12/1/2024 tại Hà Nội.
Giao lưu sáng kiến truyền thông về phòng, chống bạo lực gia đình, thúc đẩy bình đẳng giới

Giao lưu sáng kiến truyền thông về phòng, chống bạo lực gia đình, thúc đẩy bình đẳng giới

TPO - Tại buổi Giao lưu sáng kiến truyền thông về phòng, chống bạo lực gia đình do Trung ương Hội LHPN Việt Nam và Hội LHPN tỉnh Thanh Hóa phối hợp tổ chức, nhiều tiểu phẩm đặc sắc, nhiều sáng kiến hay, nhiểu hoạt động thu hút.., đã giúp hội viên, phụ nữ và nhân dân nhận thức rõ hơn trách nhiệm tham gia công tác phòng, chống bạo lực gia đình, thúc đẩy bình đẳng giới.
Tập huấn truyền thông về bình đẳng giới và phòng ngừa ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới

Tập huấn truyền thông về bình đẳng giới và phòng ngừa ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới

TPO - Ngày 4/12, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Cơ quan Liên Hợp quốc về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ (UN Women) tổ chức Chương trình Tập huấn truyền thông về bình đẳng giới và phòng ngừa ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2023.