Lễ hội điện Huệ Nam:

Độc đáo nghi thức rước Thánh Mẫu bằng thuyền rồng trên sông Hương

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Hàng nghìn người dân từ mọi miền đất nước đã về dự lễ hội điện Huệ Nam (TP Huế) diễn ra vào tháng 7 âm lịch, với phần khai lễ tổ chức trong ngày 5/8. Lễ hội sẽ diễn ra đến hết ngày 7/8 (tức ngày 10/7 âm lịch).

Ngày 5/8 (tức ngày 8/7 âm lịch), lễ hội điện Huệ Nam (điện Hòn Chén) chính thức khai lễ tại Thánh đường Thiên Tiên Thánh giáo (352 Chi Lăng, TP Huế), trước khi thực hiện nghi thức cung nghinh rước Thánh Mẫu bằng đường thủy ngược dòng sông Hương lên điện Huệ Nam.

Độc đáo nghi thức rước Thánh Mẫu bằng thuyền rồng trên sông Hương ảnh 1

Lễ hội điện Huệ Nam là sinh hoạt truyền thống mang yếu tố văn hoá tâm linh diễn ra vào tháng 3 và tháng 7 âm lịch hằng năm. Ảnh baothuathienhue.vn

Lễ hội do Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh TT-Huế, Trung tâm Festival Huế, Ban Bảo trợ điện Huệ Nam phối hợp tổ chức.

Đây là nét đẹp thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ của người Việt - một di sản văn hóa phi vật thể đã được UNESCO vinh danh.

Độc đáo nghi thức rước Thánh Mẫu bằng thuyền rồng trên sông Hương ảnh 2

Hàng nghìn người dân về dự lễ hội trong ngày 5/8.

Trong ngày 5/8, hàng nghìn khách hành hương từ khắp nơi và người dân địa phương đã có mặt tại Thánh đường Thiên Tiên Thánh giáo (đường Chi Lăng, Huế) để tham gia các nghi thức của lễ hội điện Huệ Nam.

Độc đáo nghi thức rước Thánh Mẫu bằng thuyền rồng trên sông Hương ảnh 3
Độc đáo nghi thức rước Thánh Mẫu bằng thuyền rồng trên sông Hương ảnh 4
Độc đáo nghi thức rước Thánh Mẫu bằng thuyền rồng trên sông Hương ảnh 5

Thực hiện nghi thức rước Thánh Mẫu bằng thuyền trên sông Hương.

Một trong những nét đặc sắc nhất của lễ hội điện Huệ Nam là nghi thức rước Thánh Mẫu bằng thuyền trên sông Hương.

Ban tổ chức lễ hội đã sử dụng hơn 70 chiếc bằng và châu án (do thuyền rồng đôi và đơn tạo thành) thực hiện nghi thức cung nghinh Thánh Mẫu và Hội đồng Tứ phủ ngược dòng sông Hương lên phía thượng nguồn để đến ngôi điện Huệ Nam.

Độc đáo nghi thức rước Thánh Mẫu bằng thuyền rồng trên sông Hương ảnh 6
Độc đáo nghi thức rước Thánh Mẫu bằng thuyền rồng trên sông Hương ảnh 7
Độc đáo nghi thức rước Thánh Mẫu bằng thuyền rồng trên sông Hương ảnh 8

Thực hiện các nghi thức tại lễ hội.

Bên trong thuyền được đặt long kiệu Thánh Mẫu và hòm sắc vua phong cùng các vật thờ cúng như tán, tàn, cờ, quạt.

Đoàn rước hàng trăm người tái hiện nét văn hóa truyền thống tín ngưỡng độc đáo, phô diễn đa dạng trang phục cổ xưa đầy sắc màu kết hợp với các hình thức diễn xướng, vũ điệu đặc trưng của tín ngưỡng Thờ Mẫu.

Lễ hội điện Huệ Nam còn có các hoạt động độc đáo khác như: Lễ chánh tế, cầu nguyện cho quốc thái dân an, lễ cáo yết và lễ hoàn tạ. Ngoài các lễ chính, khách hành hương còn được tham gia sinh hoạt hội lễ tại các bằng án (thuyền rồng đôi), với các làn điệu chầu văn xứ Huế đặc sắc.

Độc đáo nghi thức rước Thánh Mẫu bằng thuyền rồng trên sông Hương ảnh 9
Độc đáo nghi thức rước Thánh Mẫu bằng thuyền rồng trên sông Hương ảnh 10
Độc đáo nghi thức rước Thánh Mẫu bằng thuyền rồng trên sông Hương ảnh 11
Độc đáo nghi thức rước Thánh Mẫu bằng thuyền rồng trên sông Hương ảnh 12
Độc đáo nghi thức rước Thánh Mẫu bằng thuyền rồng trên sông Hương ảnh 13

Các hoạt động tràn đầy màu sắc và sôi động.

Các hoạt động mang đầy màu sắc và sôi động, thu hút hàng nghìn lượt người từ các tỉnh, thành trong cả nước về với lễ hội.

Được biết, lễ hội điện Huệ Nam là sinh hoạt truyền thống mang yếu tố văn hoá tâm linh thờ phụng Thánh Mẫu Thiên Y A Na, được cử hành vào tháng 3 và tháng 7 âm lịch hằng năm.

Độc đáo nghi thức rước Thánh Mẫu bằng thuyền rồng trên sông Hương ảnh 14
Độc đáo nghi thức rước Thánh Mẫu bằng thuyền rồng trên sông Hương ảnh 15

Lễ hội điện Huệ Nam còn được xem là một carnival dân gian độc đáo của vùng đất Cố đô Huế.

Lễ hội điện Huệ Nam còn được xem là một carnival dân gian độc đáo của vùng đất Cố đô Huế, với quy mô tổ chức lớn, phô diễn nét độc đáo của những trang phục cổ xưa đầy màu sắc, kết hợp với các hình thức diễn xướng, vũ điệu đặc trưng của tín ngưỡng thờ Mẫu.

Lễ hội năm nay diễn ra đến hết ngày 7/8 (tức ngày 10/7 âm lịch).

MỚI - NÓNG
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
TPO - Quần thể Di tích quốc gia thành Sơn Phòng, đền Trầm Lâm và đền Công Đồng tại xã Phú Gia, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh gắn với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của vua Hàm Nghi. Đặc biệt nơi đây còn lưu giữ nhiều “bảo vật” nhà vua ban tặng.

Có thể bạn quan tâm

Trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 phải được dạy Tiếng Việt

Trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 phải được dạy Tiếng Việt

TPO - Thông tư mới của Bộ GD&ĐT quy định, dạy Tiếng Việt cho trẻ em là người dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 nhằm mục tiêu chuẩn bị tâm thế sẵn sàng, chủ động cho trẻ trong học tập, hình thành kĩ năng học tập cơ bản và năng lực sử dụng Tiếng Việt, kĩ năng giao tiếp, ứng xử xã hội cho trẻ.
Đan Viện Châu Sơn

Chiều buông Đan viện Châu Sơn

TP - Đã bao năm thênh thang vo vo bánh xe lăn những Quốc lộ số 1, đường Hồ Chí Minh và cao tốc đã khiến tôi bỏ bẵng đi xứ Nho Quan của đất Ninh Bình này. Mà đâu phải xứ lạ? Nho Quan kề ngay địa đầu phía Bắc của xứ Thanh chỉ cách Thành Nhà Hồ Vĩnh Lộc quê tôi vài chục cây số!
Các thành viên của Ethnicity trong một chuyến thực tế về địa phương

Dệt thổ cẩm bằng công nghệ số

TP - Yêu văn hóa dân tộc theo cách riêng, một nhóm bạn trẻ đã nhiệt huyết “dệt” hàng ngàn mẫu hoa văn thổ cẩm của người dân tộc thiểu số bằng công nghệ số. Và từ đây, thổ cẩm Việt đã đi ra thế giới.