Độc đáo cách là vải bằng đá của người Mông bản Sin Suối Hồ

0:00 / 0:00
0:00
Phụ nữ bản Sin Suối Hồ là vải bằng đá. Ảnh: Cổng thông tin điện tử Lai Châu
Phụ nữ bản Sin Suối Hồ là vải bằng đá. Ảnh: Cổng thông tin điện tử Lai Châu
TPO - Người Mông ở bản Sin Suối Hồ đã sử dụng những tảng đá to, nặng khoảng 10 - 40 kg để là vải lanh, may những bộ trang phục truyền thống dân tộc. Đây là một nét văn hóa đặc trưng trong đời sống của người Mông bản Sin Suối Hồ, xã Sin Suối Hồ, huyện Phong Thổ, Lai Châu

Từ xa xưa, đá đã trở thành công cụ sản xuất, gắn bó với cuộc sống đời thường của người dân, nhất là người dân miền núi đã sử dụng đá để đánh đuổi thú dữ, làm nhà, hàng rào... Đặc biệt, người Mông ở bản Sin Suối Hồ đã sử dụng những tảng đá to, nặng khoảng 10 - 40 kg để là vải lanh, may những bộ trang phục truyền thống dân tộc. Đây là một nét văn hóa đặc trưng trong đời sống của người Mông bản Sin Suối Hồ, xã Sin Suối Hồ, huyện Phong Thổ cần được gìn giữ.

Vải lanh là loại vải được người phụ nữ dân tộc Mông tự tay làm bằng phương pháp thủ công từ việc trồng cây lanh, se sợi và dệt thành những tấm vải để may các loại trang phục như áo, váy, túi xách…Tuy nhiên, vải lanh là loại vải rất dày, khả năng co giãn, đàn hồi ít, thô ráp. Do đó để có được tấm vải mềm, mịn thì người dân phải dùng đá để là. Bởi chỉ có là bằng đá, tấm vải lanh mới thẳng, mịn bóng, trơn nhẵn. Khi vải đã được là thì các chi tiết, biểu tượng hoa lá, con vật bằng sáp ong mới nổi bật, rõ nét hơn trên nền vải.

Để là được vải lanh thì cần một thân gỗ tròn, nhẵn và 1 tảng đá chắc, nguyên khối. Một tảng đá tốt sau khi vận chuyển từ suối về, người dân phải bào lại bằng giấy giáp hoặc dùng loại đá khác mài bề mặt cho nhẵn, bóng mới đưa vào sử dụng.

Là vải là công đoạn cuối cùng để hoàn thiện một tấm vải trước khi bước vào thêu hoa văn. Do đó ở Sin Suối Hồ, gia đình nào có đá sẵn thì làm, nếu không mấy gia đình cùng dùng chung một tảng đá. Đây cũng là nét sinh hoạt văn hóa cộng đồng mà người dân Sin Suối Hồ duy trì qua bao thế hệ, thể hiện tinh thần đoàn kết cộng đồng của bản làng vùng biên. Một tảng đá là vải có thể dùng từ đời này sang đời khác, thế hệ này sang thế hệ khác. Thậm chí có tảng đá đã được giữ gìn đến nay đã sang đời thứ 3, 4.

Độc đáo cách là vải bằng đá của người Mông bản Sin Suối Hồ ảnh 1

Người Mông bản Sin Suối Hồ mặc trang phục truyền thống. Ảnh: Cổng thông tin điện tử Lai Châu

Đặt tấm đá lên trụ gỗ có hình con lăn với tấm vải đang nằm ở giữa. Giống như một nghệ sĩ xiếc đang trình diễn, người phụ nữ đứng trên tấm đá, vịn tay vào một thanh ngang để lấy đà và giữ thăng bằng rồi cứ thế dùng chân lăn qua lăn lại. Khi cảm nhận mặt vải bóng lên, họ tiếp tục xê dịch cuộn vải và làm việc cho đến khi hoàn tất.

Vải được là xong sẽ được chuyển qua khâu thêu thùa, trang trí các hoa văn đặc trưng của dân tộc H’Mông rồi dùng để may váy, áo.

Là vải bằng đá trở thành nét văn hóa đặc trưng của đồng bào dân tộc Mông bản Sin Suối Hồ. Đến với bản làng nơi đây, du khách không chỉ được đắm chìm trong không gian văn hoá của đồng bào mà còn được chiêm ngưỡng nghệ thuật là vải bằng đá, tự tay lựa chọn mua những bộ trang phục váy, áo, đồ lưu niệm do chính người dân làm ra để làm quà cho người thân.

MỚI - NÓNG
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
TPO - Quần thể Di tích quốc gia thành Sơn Phòng, đền Trầm Lâm và đền Công Đồng tại xã Phú Gia, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh gắn với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của vua Hàm Nghi. Đặc biệt nơi đây còn lưu giữ nhiều “bảo vật” nhà vua ban tặng.

Có thể bạn quan tâm

Những gương mặt trẻ lan tỏa bản sắc văn hóa dân tộc

Những gương mặt trẻ lan tỏa bản sắc văn hóa dân tộc

TPO - Tối 26/12, tại Hà Nội, Ủy ban Dân tộc chủ trì, phối hợp cùng Bộ GD&ĐT, T.Ư Đoàn tổ chức Lễ Tuyên dương học sinh, sinh viên, thanh niên dân tộc thiểu số (DTTS) xuất sắc, tiêu biểu lần thứ X năm 2023. Chia sẻ sau lễ tuyên dương, các em học sinh, sinh viên DTTS đã bày tỏ nguyện vọng, mong muốn sẽ được tạo nhiều cơ hội hơn nữa để lan tỏa bản sắc văn hoá dân tộc. 
Nam thanh, nữ tú Khmer rạng ngời trong ngày lễ dâng y

Nam thanh, nữ tú Khmer rạng ngời trong ngày lễ dâng y

TPO - Sáng 27/11, rất đông các bạn trẻ đồng bào Khmer là Phật tử tại TPHCM đã tề tựu về chùa Long Hoa Thiên Bảo (TP Thủ Đức) để tham gia đại lễ Kathina (hay còn gọi là lễ dâng y). Đây cũng là hoạt động báo hiệu kết thúc ba tháng mùa an cư kiết hạ của các chư tăng, chư ni Phật giáo.
Ngắm làng Thèn Pả với nếp nhà trình tường đẹp như cổ tích dưới bóng cờ Lũng Cú

Ngắm làng Thèn Pả với nếp nhà trình tường đẹp như cổ tích dưới bóng cờ Lũng Cú

TPO - Nằm ở xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, ngay dưới chân Cột cờ Lũng Cú và cách trung tâm thị trấn Đồng Văn khoảng 25 km là làng Thèn Pả. Du khách đến đây sẽ được hòa mình vào cảnh sắc thiên nhiên yên bình với những nếp nhà trình tường lợp ngói âm dương, vách đất vàng nâu, hàng rào đá, ruộng ngô… và những người dân mến khách.