Di sản văn hóa đồng bào dân tộc thiểu số huyện Nam Đông

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Đó là trưng bày chuyên đề do Bảo tàng Lịch sử tỉnh Thừa Thiên-Huế (TT-Huế) phối hợp Phòng Văn hóa Thông tin (VHTT) huyện Nam Đông tổ chức, gắn với thông điệp về bảo tồn di sản văn hóa. Qua đó, tăng cường sự hiểu biết, ý thức tôn trọng, giữ gìn giá trị tinh hoa các di sản văn hóa truyền thống do đồng bào dân tộc thiểu số sáng tạo nên trong tiến trình phát triển xã hội.

Ngày 29/9, tại Nhà văn hóa dân tộc huyện Nam Đông (tỉnh TT-Huế) diễn ra trưng bày chuyên đề "Di sản văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số huyện Nam Đông", do Bảo tàng Lịch sử tỉnh và Phòng VHTT huyện Nam Đông phối hợp tổ chức.

Di sản văn hóa đồng bào dân tộc thiểu số huyện Nam Đông ảnh 1
Khai mạc trưng bày chuyên đề. (Ảnh: BTLS)

Trong không gian Nhà văn hóa dân tộc huyện Nam Đông, chuyên đề trưng bày giới thiệu đến công chúng hơn 100 hình ảnh, 80 hiện vật, tập trung vào ba chủ đề chính: Thiên nhiên và con người huyện Nam Đông; di sản văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số huyện Nam Đông; bảo tồn và phát huy di sản văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số huyện Nam Đông.

Di sản văn hóa đồng bào dân tộc thiểu số huyện Nam Đông ảnh 2

Học sinh huyện miền núi Nam Đông nghe giới thiệu về các giá trị di sản văn hóa đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn.

Nam Đông là một huyện miền núi giàu truyền thống yêu nước và cách mạng của tỉnh. Nơi đây lưu giữ nhiều di tích lịch sử văn hóa, cách mạng tiêu biểu. Bên cạnh đó, vùng đất này hội tụ nhiều sắc màu văn hóa vật thể, văn hoá phi vật thể của đồng bào dân tộc thiểu số như Cơtu, Tà ôi, Pakoh, Pahy… tạo nên bức tranh văn hóa đa dạng, nhiều sắc màu về phong tục tập quán, sinh hoạt hàng ngày của các đồng bào dân tộc thiểu số qua nhiều thế hệ được gìn giữ và phát huy.

Di sản văn hóa đồng bào dân tộc thiểu số huyện Nam Đông ảnh 3

Trình diễn nghề đan lát truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số huyện Nam Đông.

Theo Bảo tàng Lịch sử TT-Huế, trưng bày chuyên đề lần này gắn liền với thông điệp về bảo tồn di sản văn hóa. Qua đó, góp phần nâng cao nhận thức về truyền thống lịch sử, văn hóa, xã hội và quá trình phát triển của vùng đất Thừa Thiên Huế nói chung, của huyện Nam Đông nói riêng. Từ đó tăng cường sự hiểu biết, ý thức tôn trọng, giữ gìn giá trị tinh hoa các di sản văn hóa truyền thống do đồng bào dân tộc thiểu số sáng tạo ra trong tiến trình phát triển xã hội.

Di sản văn hóa đồng bào dân tộc thiểu số huyện Nam Đông ảnh 4

Học sinh, người dân tham quan các hiện vật là di sản văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số huyện Nam Đông.

Dịp này, Bảo tàng Lịch sử phối hợp với Phòng VHTT huyện Nam Đông tổ chức bàn giao các trang thiết bị văn hóa như sách, giá sách, nhạc cụ, đạo cụ phục vụ các hoạt động truyền dạy, bảo tồn và phát huy văn hóa phi vật thể cho một số xã trên địa bàn huyện. Chương trình hướng đến góp phần nâng cao mức hưởng thụ văn hóa cho các đồng bào dân tộc thiểu số huyện Nam Đông gắn liền với phát triển du lịch cộng đồng.

Bên cạnh đó, Bảo tàng Lịch sử TT-Huế còn phối hợp với Trường Cao đẳng Du lịch Huế tổ chức lớp tập huấn du lịch “Quảng bá di sản văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số gắn liền với phát triển du lịch” tại huyện Nam Đông.

Di sản văn hóa đồng bào dân tộc thiểu số huyện Nam Đông ảnh 5

Biểu diễn nghệ thuật cồng chiêng của đồng bào dân tộc thiểu số huyện Nam Đông.

Tham gia lớp tập huấn có 65 học viên là cán bộ làm công tác văn hóa thông tin của các xã, thị trấn và đại diện các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch cộng đồng trên địa bàn huyện Nam Đông. Thông qua lớp tập huấn, các học viên được cung cấp, bổ sung thêm những kiến thức, kỹ năng cơ bản như khái niệm du lịch văn hóa, khai thác các giá trị văn hóa của đồng dân tộc trong hoạt động du lịch; phương pháp xây dựng sản phẩm du lịch...

Di sản văn hóa đồng bào dân tộc thiểu số huyện Nam Đông ảnh 6

Các vật dụng đan lát thủ công đặc trưng của đồng bào dân tộc thiểu số huyện Nam Đông.

Mặt khác, lớp tập huấn còn giúp cho các học viên nâng cao kiến thức, kỹ năng về xây dựng sản phẩm du lịch đặc trưng của đồng bào dân tộc thiểu số; đồng thời, biết cách khai thác có hiệu quả các giá trị tài nguyên văn hóa trong hoạt động du lịch, góp phần tạo thêm nhiều sản phẩm du lịch độc đáo, mới lạ, hấp dẫn để thu hút khách tham quan, mang lại lợi ích cho cộng đồng dân cư địa phương trong thời gian đến.

Di sản văn hóa đồng bào dân tộc thiểu số huyện Nam Đông ảnh 7

Trao tặng tủ sách cộng đồng cho các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số huyện Nam Đông.

Ông Nguyễn Đức Lộc - Giám đốc Bảo tàng Lịch sử tỉnh TT-Huế, cho biết, thời gian tới, Bảo tàng sẽ phối hợp với Phòng VHTT huyện Nam Đông tiếp tục đẩy mạnh công tác khảo sát, kiểm kê, sưu tầm, tư liệu hóa các di sản văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện.

Đồng thời, nghiên cứu, đề xuất các giải pháp nhằm phục hồi các giá trị văn hóa truyền thống có nguy cơ mai một; đề xuất các giải pháp về chính sách hỗ trợ đối với các nghệ nhân nhân dân, nghệ nhân ưu tú đồng bào dân tộc thiểu số; tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, đào tạo, truyền dạy di sản văn hóa phi vật thể cho thế hệ kế cận của các đồng bào dân tộc thiểu số huyện Nam Đông.

MỚI - NÓNG
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
TPO - Quần thể Di tích quốc gia thành Sơn Phòng, đền Trầm Lâm và đền Công Đồng tại xã Phú Gia, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh gắn với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của vua Hàm Nghi. Đặc biệt nơi đây còn lưu giữ nhiều “bảo vật” nhà vua ban tặng.

Có thể bạn quan tâm

Trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 phải được dạy Tiếng Việt

Trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 phải được dạy Tiếng Việt

TPO - Thông tư mới của Bộ GD&ĐT quy định, dạy Tiếng Việt cho trẻ em là người dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 nhằm mục tiêu chuẩn bị tâm thế sẵn sàng, chủ động cho trẻ trong học tập, hình thành kĩ năng học tập cơ bản và năng lực sử dụng Tiếng Việt, kĩ năng giao tiếp, ứng xử xã hội cho trẻ.
Đan Viện Châu Sơn

Chiều buông Đan viện Châu Sơn

TP - Đã bao năm thênh thang vo vo bánh xe lăn những Quốc lộ số 1, đường Hồ Chí Minh và cao tốc đã khiến tôi bỏ bẵng đi xứ Nho Quan của đất Ninh Bình này. Mà đâu phải xứ lạ? Nho Quan kề ngay địa đầu phía Bắc của xứ Thanh chỉ cách Thành Nhà Hồ Vĩnh Lộc quê tôi vài chục cây số!
Các thành viên của Ethnicity trong một chuyến thực tế về địa phương

Dệt thổ cẩm bằng công nghệ số

TP - Yêu văn hóa dân tộc theo cách riêng, một nhóm bạn trẻ đã nhiệt huyết “dệt” hàng ngàn mẫu hoa văn thổ cẩm của người dân tộc thiểu số bằng công nghệ số. Và từ đây, thổ cẩm Việt đã đi ra thế giới.