Đề xuất điều chỉnh cấp bằng lái xe cho người dân tộc thiểu số không biết đọc

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Cục Đường bộ vừa trình Bộ GTVT dự thảo sửa thông tư 12/2017 quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ, trong đó đề xuất bãi bỏ quy định “Giấy xác nhận người đồng bào dân tộc thiểu số không biết đọc, viết tiếng Việt” đối với học viên khi thi bằng lái xe.

Theo quy định hiện hành, đồng bào dân tộc thiểu số không biết đọc, viết tiếng Việt sẽ phải thực hiện thủ tục xác nhận “là người đồng bào dân tộc thiểu số không biết đọc, viết tiếng Việt” tại UBND cấp xã nơi cư trú khi làm hồ sơ học lái xe máy hạng A1, A4.

Tuy nhiên, Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật (Bộ Tư pháp) cho rằng Luật Giao thông đường bộ chỉ giao Bộ trưởng Bộ GTVT quy định hình thức, nội dung, chương trình đào tạo lái xe, chứ không giao quy định về thủ tục hành chính trong hoạt động này.

Ngoài ra, hình thức đào tạo lái xe là nội dung được Luật Giao thông đường bộ giao cho Bộ trưởng Bộ GTVT quy định chi tiết, việc ủy quyền cho địa phương là chưa phù hợp với quy định pháp luật.

Vì vậy trong lần sửa này, Cục Đường bộ đề xuất bãi bỏ quy định “giấy xác nhận người đồng bào dân tộc thiểu số không biết đọc, viết tiếng Việt”, để phù hợp thẩm quyền của Bộ GTVT.

Đề xuất điều chỉnh cấp bằng lái xe cho người dân tộc thiểu số không biết đọc ảnh 1

Ảnh minh họa

Đồng thời, cơ quan soạn thảo đề xuất bổ sung quy định xác nhận người dân tộc không biết đọc, viết tiếng Việt theo hướng: "căn cứ báo cáo đăng ký sát hạch cho đối tượng là đồng bào dân tộc thiểu số không biết đọc, viết tiếng Việt do cơ sở đào tạo đề nghị, Sở GTVT có trách nhiệm gửi văn bản đến UBND xã nơi người dự sát hạch thường trú, xác minh trình độ văn hóa, để đảm bảo sát hạch, cấp GPLX cho đúng đối tượng thụ hưởng chính sách".

Cũng trong lần sửa này, Cục Đường bộ bổ sung quy định hình thức đào tạo và sát hạch lái xe cho đồng bào dân tộc thiểu số không biết đọc, viết tiếng Việt, thay vì giao cho địa phương quy định như hiện hành.

Lớp học cho đồng bào dân tộc thiểu số không biết đọc, viết tiếng Việt phải giảng dạy riêng và có người phiên dịch; tổ chức sát hạch riêng. Sát hạch lý thuyết bằng hình thức hỏi - đáp, sử dụng phương pháp trắc nghiệm trên giấy, thời gian thi là 30 phút…

Các cơ sở đào tạo thực hiện nội dung sát hạch thông qua người phiên dịch, người phiên dịch phải dịch đúng, đủ câu hỏi của sát hạch viên và câu trả lời của thí sinh; thí sinh có trách nhiệm chi trả thù lao cho người phiên dịch.

MỚI - NÓNG
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
TPO - Quần thể Di tích quốc gia thành Sơn Phòng, đền Trầm Lâm và đền Công Đồng tại xã Phú Gia, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh gắn với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của vua Hàm Nghi. Đặc biệt nơi đây còn lưu giữ nhiều “bảo vật” nhà vua ban tặng.

Có thể bạn quan tâm

Trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 phải được dạy Tiếng Việt

Trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 phải được dạy Tiếng Việt

TPO - Thông tư mới của Bộ GD&ĐT quy định, dạy Tiếng Việt cho trẻ em là người dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 nhằm mục tiêu chuẩn bị tâm thế sẵn sàng, chủ động cho trẻ trong học tập, hình thành kĩ năng học tập cơ bản và năng lực sử dụng Tiếng Việt, kĩ năng giao tiếp, ứng xử xã hội cho trẻ.
Đan Viện Châu Sơn

Chiều buông Đan viện Châu Sơn

TP - Đã bao năm thênh thang vo vo bánh xe lăn những Quốc lộ số 1, đường Hồ Chí Minh và cao tốc đã khiến tôi bỏ bẵng đi xứ Nho Quan của đất Ninh Bình này. Mà đâu phải xứ lạ? Nho Quan kề ngay địa đầu phía Bắc của xứ Thanh chỉ cách Thành Nhà Hồ Vĩnh Lộc quê tôi vài chục cây số!
Các thành viên của Ethnicity trong một chuyến thực tế về địa phương

Dệt thổ cẩm bằng công nghệ số

TP - Yêu văn hóa dân tộc theo cách riêng, một nhóm bạn trẻ đã nhiệt huyết “dệt” hàng ngàn mẫu hoa văn thổ cẩm của người dân tộc thiểu số bằng công nghệ số. Và từ đây, thổ cẩm Việt đã đi ra thế giới.