Cô gái Tày nấu cao Gắm chữa gút

0:00 / 0:00
0:00
TP - Đồng bào dân tộc Tày ở thôn Đồng Qua dưới chân dãy núi Hoàng Liên Sơn, thuộc xã Liêm Phú (huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai) có bài thuốc gia truyền chữa xương khớp rất hiệu quả. Đặc biệt bài thuốc này còn chữa được bệnh gút bằng loài cây leo trong rừng có tên là Gắm.

Chị La Thị Trang (thôn Đồng Qua) được bà và mẹ truyền nghề nấu cao Gắm truyền thống của gia đình nhiều đời. Chị Trang chia sẻ, để nấu được nồi cao, bà con phải lặn lội vào rừng sâu khai thác thân, rễ cây Gắm. Đây là loài cây dược liệu dạng thân leo, quấn vào các thân cây to trong rừng sâu. Thân Gắm mang về cạo vỏ, rửa sạch, thái lát rồi cho vào nồi nấu rất công phu, hoàn toàn thủ công.

Thông thường, để cao đạt chất lượng, nghệ nhân phải nấu liên tục trong 4 ngày 4 đêm, giữ cho than lửa cháy đều suốt thời gian nấu. Đến đêm thứ tư, nồi cao bắt đầu sánh thì quấy đều, nhỏ lửa, rồi cô đặc lại. Cao nấu xong có màu nâu cánh gián, đặc quánh, được đổ khuôn, đóng gói để dùng dần quanh năm.

Cô gái Tày nấu cao Gắm chữa gút ảnh 1

Nồi cao Gắm vừa nấu xong

Theo chị Trang, cao Gắm là thuốc gia truyền rất quý của đồng bào dân tộc Tày ở Liêm Phú. Tác dụng của cao Gắm là bồi bổ cơ thể, giải độc gan, tốt cho hệ tiêu hóa. Đặc biệt hơn, quá trình sử dụng cao Gắm cho thấy có tác dụng điều trị đau nhức, sưng tấy xương khớp mãn tính và cả bệnh gút.

Trước đây gia đình chị Trang và bà con xã Liêm Phú chỉ nấu cao để dùng, coi như bảo dược, mỗi khi có khách thì lấy làm quà tặng để tỏ lòng quý mến. Tiếng lành đồn xa, những năm gần đây nhiều người trong và ngoài tỉnh Lào Cai đã biết đến công dụng của cao Gắm.

Nắm bắt được nhu cầu của người dân, bà con xã Liêm Phú mở rộng quy mô sản xuất. Mỗi tháng, gia đình chị Trang nấu và cung cấp ra thị trường vài chục kg cao, giá bán khoảng 200 ngàn đồng/lạng. Nhờ đó, gia đình chị và bà con nơi đây có thêm nguồn thu nhập có lúc lên tới trên 10 triệu đồng/hộ.

Cô gái Tày nấu cao Gắm chữa gút ảnh 2

Chị Trang đang thái lát cây Gắm

Để bảo tồn và phát triển bài thuốc quý, xã Liêm Phú đã thành lập Tổ sản xuất cao dược liệu gồm các thành viên là hội viên Hội Phụ nữ xã. Sản phẩm chính của tổ là cao Gắm, bài thuốc gia truyền của dân tộc Tày chữa các bệnh đau nhức xương, khớp, tê bì chân tay, đau lưng và một số sản phẩm cao lá trị bệnh mẩn ngứa, rôm sảy, thuốc tắm cho phụ nữ sau sinh nở. Mỗi tháng, tổ cung ứng ra thị trường hàng trăm kg cao các loại. Cao Gắm được tiêu thụ chủ yếu thông qua bán hàng qua mạng xã hội facebook, zalo với nhu cầu ngày càng cao.

Vùng đất Liêm Phú có hơn 670 ha rừng đặc dụng, diện tích rừng già còn khá lớn, khí hậu, thổ nhưỡng rất hợp với sinh trưởng của cây Gắm và nhiều loại dược liệu quý. Cùng với nghề nấu cao truyền thống, xã Liêm Phú còn có tiềm năng lợi thế về du lịch với thác nước đẹp, hệ sinh thái rừng đa dạng, khí hậu mát mẻ, sản vật phong phú.

Những tiềm năng du lịch nơi đây cần sớm được chính quyền địa phương quan tâm đầu tư khai thác, phát huy để đem lại lợi ích cho cộng đồng.

MỚI - NÓNG
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
TPO - Quần thể Di tích quốc gia thành Sơn Phòng, đền Trầm Lâm và đền Công Đồng tại xã Phú Gia, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh gắn với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của vua Hàm Nghi. Đặc biệt nơi đây còn lưu giữ nhiều “bảo vật” nhà vua ban tặng.

Có thể bạn quan tâm

Trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 phải được dạy Tiếng Việt

Trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 phải được dạy Tiếng Việt

TPO - Thông tư mới của Bộ GD&ĐT quy định, dạy Tiếng Việt cho trẻ em là người dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 nhằm mục tiêu chuẩn bị tâm thế sẵn sàng, chủ động cho trẻ trong học tập, hình thành kĩ năng học tập cơ bản và năng lực sử dụng Tiếng Việt, kĩ năng giao tiếp, ứng xử xã hội cho trẻ.
Đan Viện Châu Sơn

Chiều buông Đan viện Châu Sơn

TP - Đã bao năm thênh thang vo vo bánh xe lăn những Quốc lộ số 1, đường Hồ Chí Minh và cao tốc đã khiến tôi bỏ bẵng đi xứ Nho Quan của đất Ninh Bình này. Mà đâu phải xứ lạ? Nho Quan kề ngay địa đầu phía Bắc của xứ Thanh chỉ cách Thành Nhà Hồ Vĩnh Lộc quê tôi vài chục cây số!
Các thành viên của Ethnicity trong một chuyến thực tế về địa phương

Dệt thổ cẩm bằng công nghệ số

TP - Yêu văn hóa dân tộc theo cách riêng, một nhóm bạn trẻ đã nhiệt huyết “dệt” hàng ngàn mẫu hoa văn thổ cẩm của người dân tộc thiểu số bằng công nghệ số. Và từ đây, thổ cẩm Việt đã đi ra thế giới.