Bộ lịch đặc biệt với 238 bảo vật quốc gia

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Lần đầu tiên 238 bảo vật quốc gia được tập hợp đầy đủ và đưa vào bộ lịch block đặc biệt. Nhà sử học Dương Trung Quốc đánh giá, cách bảo tồn tốt nhất là nâng cao ý thức của người dân biết giá trị của bảo vật và cùng tham gia vào bảo tồn và phát huy giá trị di sản.

Từ năm 2012 đến nay, Chính phủ công nhận 238 bảo vật quốc gia - những vật chứng vô giá về từng giai đoạn, thời kỳ lịch sử nhất định của dân tộc. Khi được sắp đặt trong một hệ thống tổng thể, bộ sưu tập bảo vật tạo thành một nền tảng vững chắc, là sự biểu hiện rất rõ về hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa và con người Việt Nam.

Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật vừa ra mắt bộ lịch block năm 2023 với chủ đề Bảo vật quốc gia. Ông Nguyễn Thái Bình - Giám đốc Trung tâm Sách quốc gia - cho biết sau gần 6 tháng thực hiện theo chủ trương đổi mới, đội ngũ biên soạn ra mắt bộ lịch đầu tiên trong ba bộ block đặc biệt.

Bộ lịch đặc biệt với 238 bảo vật quốc gia ảnh 1

Nhà sử học Dương Trung Quốc đánh giá cao sáng kiến đưa bộ 238 bảo vật vào lịch.

“Đây thực sự là một vật phẩm văn hóa có giá trị, bởi nó hàm chứa cả một nguồn tư liệu phong phú, đồ sộ về những sự kiện, nhân vật lịch sử, về các triều đại, về các bước phát triển của nền kinh tế, về đời sống văn hóa tinh thần, tôn giáo tín ngưỡng, thậm chí cả những sinh hoạt đời thường của người dân qua từng thời kỳ lịch sử”, ông Bình nói.

PGS.TS. Phạm Minh Tuấn, Giám đốc - Tổng Biên tập Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật cho biết hướng tới mục tiêu hàng đầu là hoàn thành nhiệm vụ chính trị, song NXB cũng phải ưu tiên quan tâm tới nhu cầu của bạn đọc và xã hội, trong đó có mong muốn góp phần lưu giữ thói quen đọc lịch, xem lịch. Sắp tới, đơn vị này tiếp tục cho ra mắt hai bộ lịch block với các chủ đề: Đất nước nhìn từ biểnĐại đoàn kết 54 dân tộc Việt Nam.

Bộ lịch đặc biệt với 238 bảo vật quốc gia ảnh 2

PGS.TS. Phạm Minh Tuấn cho biết NXB tiếp tục ra mắt hai bộ lịch đặc biệt về biển đảo và đại đoàn kết dân tộc.

"Bộ lịch Bảo vệ quốc gia giống như một bức tranh, một tác phẩm nghệ thuật, người xem có được hình dung tổng thể bức tranh về lịch sử, nền chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, với những dấu mốc là 238 bảo vật quốc gia", PGS.TS. Phạm Minh Tuấn nói.

Nhà sử học Dương Trung Quốc, Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký Hội Khoa học và Lịch sử Việt Nam tin rằng bộ lịch block này sẽ được nhiều người quan tâm bởi nó như cuốn sách thu gọn, súc tích, chính xác, sinh động về bảo vật quốc gia. "Bảo vật quốc gia không còn nằm trong các bảo tàng, không còn là cái gì đó xa xôi ở đâu đó mà nó có trong từng gia đình, từng địa phương”, ông nói.

Bộ lịch đặc biệt với 238 bảo vật quốc gia ảnh 3
Bộ lịch chuyển tải nhiều thông tin giá trị về di sản dân tộc.

Tổng Thư ký Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam đánh giá cao quy trình chặt chẽ, sự đầu tư chỉn chu của những người đưa bảo vật quốc gia lên lịch. “Từng trang lịch đều có thể xem như một bức tranh với những hình ảnh, hoa văn họa tiết được các họa sĩ vẽ lại bằng tay trên nền ý tưởng của chính bảo vật được giới thiệu trong đó. Đây thực sự là sự đầu tư công phu, cầu kỳ, tỉ mỉ. Xuyên suốt bộ lịch là gam màu vàng, đỏ đun đã góp phần khiến cho bộ lịch trở nên mang hơi hướng hoài cổ và sang trọng, cuốn hút”, ông Dương Trung Quốc nhận xét.

PGS.TS. Bùi Hoài Sơn, Ủy viên thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội khẳng định việc giữ gìn, bảo vệ và phát huy giá trị những bảo vật này không chỉ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về lịch sử hào hùng, đặc trưng văn hóa của dân tộc mà còn tạo ra hành trang tinh thần và một tiềm năng, lợi thế cho sự phát triển kinh tế đất nước.

MỚI - NÓNG
An hòa sắc màu mùa Phật đản xứ Huế
An hòa sắc màu mùa Phật đản xứ Huế
TPO - Một mùa Phật đản lại về trên đất Huế, với muôn sắc màu trang trí an hòa, nếp sinh hoạt bình yên, chậm rãi, lắng sâu trên những con đường, dòng sông, ngôi nhà dân hay trong nhiều tự viện, tổ đình, ngôi chùa xưa cổ.

Có thể bạn quan tâm

Trắng đêm ở cao nguyên Kon Hà Nừng

Trắng đêm ở cao nguyên Kon Hà Nừng

TP - Vượt gần 20 cây số đường rừng để vào lõi Cao nguyên Kon Hà Nừng (Kon Chư Răng, xã Sơn Lang, huyện Kbang, Gia Lai) chúng tôi dựng trại bên bờ thác K50, tách biệt chốn thành thị ồn ã. Bên ánh lửa ấm áp, nơi đây chỉ có tiếng suối reo và câu chuyện giữ rừng của người Ba Na.
Người dân xóm Lũng Rì làm ngói máng

Sấp ngửa miếng ngói âm dương

TP - Nghề làm ngói âm dương (hay còn gọi là ngói máng) ở xóm Lũng Rì, xã Tự Do, huyện Quảng Hòa, Cao Bằng có lịch sử hơn 200 năm. Cái kỳ lạ ở đây là miếng ngói âm dương vẫn được làm hoàn toàn bằng thủ công một cách điệu nghệ như hàng trăm năm trước...