Bếp lửa thiêng của người Tày

0:00 / 0:00
0:00
Gian bếp người Tày ở Lạng Sơn luôn đỏ lửa. Ảnh: Duy Chiến
Gian bếp người Tày ở Lạng Sơn luôn đỏ lửa. Ảnh: Duy Chiến
TP - Bếp lửa luôn gắn bó, gần gũi trong cuộc sống hằng ngày, là nơi nấu ăn, sưởi ấm khi mùa đông lạnh, xua đuổi thú dữ. Bếp lửa còn là biểu trưng của sự đoàn tụ, gắn kết của các tộc người xứ Lạng.

Ở Lạng Sơn, trong những ngôi nhà của nhiều gia đình người dân tộc thiểu số, bếp lửa được đặt ở vị trí quan trọng, được thờ cúng như một vị thần và có ý nghĩa đặc biệt trong đời sống sinh hoạt.

Nhà nghiên cứu Hoàng Tuấn Cư, người Tày ở huyện Văn Quan, Lạng Sơn, cho biết: Trong mỗi căn nhà, bếp lửa luôn là “linh hồn”. Khi một gia đình trong bản, làng làm xong nhà mới muốn dọn vào ở thì việc đầu tiên phải tổ chức nghi lễ làm bếp và nhóm lửa. Việc làm bếp khá công phu, đòi hỏi tính mỹ thuật và sự linh thiêng.

Bếp thường được làm theo hình vuông ở chính giữa gian nhà, độ lớn nhỏ luôn tỷ lệ thuận với kích thước ngôi nhà. Nền bếp phải thấp hơn sàn nhà khoảng 5 - 7 cm và được đắp bằng đất sét lấy ở những chỗ sạch nhất (thường là đất ở các tổ mối). Xung quanh bếp phải dùng gỗ tốt kê chắc chắn. Khi bếp khô, người ta dùng 3 hòn đá được chọn từ núi hoặc có thể dùng kiềng 3 chân kê làm chỗ nấu ăn.

“Bếp lửa trong tâm thức của người Tày không chỉ là vị thần cai quản cuộc sống của gia đình mà còn là biểu trưng cho sức mạnh của con người, là nơi gắn kết các thế hệ trong gia đình”.

Hoàng Tuấn Cư, nhà nghiên cứu văn hóa

Trong gian bếp của người Tày, bao giờ cũng có một bàn thờ, bà con vẫn gọi là bàn thờ thần bếp và thần lửa. Bàn thờ này được làm khá đơn giản, bằng khung tre, dài 50cm, chiều rộng 20 cm, treo bên cạnh bếp. Bát hương cũng bằng ống tre.

Ngày vào nhà mới, bà con mổ một con lợn, làm cơm dâng cúng tổ tiên và cúng thần bếp lửa. Chị Hoàng Thị Viện, ở Tràng Định (Lạng Sơn) kể rằng: Phải cho thần bếp ăn bánh, ăn thịt và uống rượu vào ngày lễ, tết. Mùng 1, hay ngày 15 âm lịch bếp thắp nhang cẩn trọng. Thường khi, thắp hương bàn thờ thì cũng phải thắp bát hương ở bếp.

Chị Viện cho biết thêm, người dân Tày ở Lạng Sơn quan niệm rằng vị thần sẽ giữ cho ngọn lửa không bao giờ tắt và mang lại may mắn, hạnh phúc cho gia đình. Ngọn lửa ở bếp sẽ được giữ cháy liên tục 1 ngày 1 đêm. Nhiều nhà giữ lửa 3 ngày 3 đêm với ước nguyện hơi ấm của bếp sẽ xua đuổi tà ma, thú dữ, mọi điều xui xẻo. Ngoài ra, bếp lửa còn là biểu tượng cho sự đoàn kết, gắn bó keo sơn giữa cha con, anh em, vợ chồng để gia đình.

MỚI - NÓNG
An hòa sắc màu mùa Phật đản xứ Huế
An hòa sắc màu mùa Phật đản xứ Huế
TPO - Một mùa Phật đản lại về trên đất Huế, với muôn sắc màu trang trí an hòa, nếp sinh hoạt bình yên, chậm rãi, lắng sâu trên những con đường, dòng sông, ngôi nhà dân hay trong nhiều tự viện, tổ đình, ngôi chùa xưa cổ.

Có thể bạn quan tâm

Trắng đêm ở cao nguyên Kon Hà Nừng

Trắng đêm ở cao nguyên Kon Hà Nừng

TP - Vượt gần 20 cây số đường rừng để vào lõi Cao nguyên Kon Hà Nừng (Kon Chư Răng, xã Sơn Lang, huyện Kbang, Gia Lai) chúng tôi dựng trại bên bờ thác K50, tách biệt chốn thành thị ồn ã. Bên ánh lửa ấm áp, nơi đây chỉ có tiếng suối reo và câu chuyện giữ rừng của người Ba Na.
Người dân xóm Lũng Rì làm ngói máng

Sấp ngửa miếng ngói âm dương

TP - Nghề làm ngói âm dương (hay còn gọi là ngói máng) ở xóm Lũng Rì, xã Tự Do, huyện Quảng Hòa, Cao Bằng có lịch sử hơn 200 năm. Cái kỳ lạ ở đây là miếng ngói âm dương vẫn được làm hoàn toàn bằng thủ công một cách điệu nghệ như hàng trăm năm trước...