Xây bảo tháp xá lợi và phòng trưng bày văn hóa Phật giáo ở Đà Lạt

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Bảo tháp là nơi thờ xá lợi của đức Phật, chư vị thánh chúng và trưng bày hơn 20 nghìn hiện vật văn hóa Phật giáo và dân tộc được Hòa thượng Viện chủ Thích Viên Thanh sưu tầm nhiều năm qua.
Xây bảo tháp xá lợi và phòng trưng bày văn hóa Phật giáo ở Đà Lạt ảnh 1
Bảo tượng “Phật Thích Ca niêm hoa vi tiếu” ở thiền viện Vạn Hạnh

Ngày 8/11, thiền viện Vạn Hạnh (TP Đà Lạt) cho biết vừa tổ chức lễ đặt đá xây dựng bảo tháp xá lợi trong khuôn viên.

Buổi lễ diễn ra dưới sự chứng minh, tham dự của Hòa thượng Thích Thanh Tân, Trưởng Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) tỉnh Lâm Đồng; Hòa thượng Thích Minh An, Chứng minh Ban trị sự GHPGVN tỉnh, cùng chư tôn đức tăng ni trụ trì các tự viện và đạo tràng Phật tử trên địa bàn TP Đà Lạt.

Xây bảo tháp xá lợi và phòng trưng bày văn hóa Phật giáo ở Đà Lạt ảnh 2

Lễ đặt đá xây dựng bảo tháp xá lợi

Xây bảo tháp xá lợi và phòng trưng bày văn hóa Phật giáo ở Đà Lạt ảnh 3

Lãnh đạo địa phương tặng lẵng hoa chúc mừng sự kiện đặt đá xây dựng bảo tháp

Bảo tháp được xây dựng với diện tích 180m2, cao 19m, gồm 5 tầng với kinh phí khoảng trên 10 tỷ đồng. Đây sẽ là nơi thờ xá lợi của đức Phật, chư vị thánh chúng và trưng bày hơn 20 nghìn hiện vật văn hóa Phật giáo và dân tộc được Hòa thượng Viện chủ Thích Viên Thanh sưu tầm nhiều năm qua.

Nhân dịp này, thiền viện Vạn Hạnh TP Đà Lạt cũng đã cắt băng khai mạc phòng triển lãm gồm 1.000 bức tranh Tổ Bồ Đề Đạt Ma do nhóm họa sĩ Phạm Mùi, Nguyễn Văn Lại và Nguyễn Sông Ba cùng tham gia chế tác. Đây là hoạt động nhằm chào mừng Festival hoa Đà Lạt lần thứ IX năm 2022.

Xây bảo tháp xá lợi và phòng trưng bày văn hóa Phật giáo ở Đà Lạt ảnh 4

Khai mạc phòng triển lãm 1.000 bức tranh Tổ Bồ Đề Đạt Ma

Được biết, thiền viện này được khởi công xây dựng cách đây hơn 60 năm, ban đầu có tên là Niệm Phật Đường Đông Thành. Đây là một trong hai thiền viện lớn nhất với kiến trúc độc đáo ở TP Đà Lạt và là điểm tham quan nổi tiếng.

Thiền viện Vạn Hạnh không chỉ là nơi tôn nghiêm dành cho tăng ni, Phật tử, khách thập phương đến chiêm bái hành hương mà còn là một trong những công trình văn hóa độc đáo thể hiện nét kiến trúc đặc thù của Phật giáo.

Xây bảo tháp xá lợi và phòng trưng bày văn hóa Phật giáo ở Đà Lạt ảnh 5

Một góc thiền viện Vạn Hạnh

Một trong những địa điểm thu hút nhiều người đến chiêm bái ở thiền viện Vạn Hạnh là bảo tượng “Phật Thích Ca niêm hoa vi tiếu”. Bức tượng này cao 24m, rộng 20m.

MỚI - NÓNG
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
TPO - Quần thể Di tích quốc gia thành Sơn Phòng, đền Trầm Lâm và đền Công Đồng tại xã Phú Gia, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh gắn với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của vua Hàm Nghi. Đặc biệt nơi đây còn lưu giữ nhiều “bảo vật” nhà vua ban tặng.

Có thể bạn quan tâm

Trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 phải được dạy Tiếng Việt

Trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 phải được dạy Tiếng Việt

TPO - Thông tư mới của Bộ GD&ĐT quy định, dạy Tiếng Việt cho trẻ em là người dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 nhằm mục tiêu chuẩn bị tâm thế sẵn sàng, chủ động cho trẻ trong học tập, hình thành kĩ năng học tập cơ bản và năng lực sử dụng Tiếng Việt, kĩ năng giao tiếp, ứng xử xã hội cho trẻ.
Đan Viện Châu Sơn

Chiều buông Đan viện Châu Sơn

TP - Đã bao năm thênh thang vo vo bánh xe lăn những Quốc lộ số 1, đường Hồ Chí Minh và cao tốc đã khiến tôi bỏ bẵng đi xứ Nho Quan của đất Ninh Bình này. Mà đâu phải xứ lạ? Nho Quan kề ngay địa đầu phía Bắc của xứ Thanh chỉ cách Thành Nhà Hồ Vĩnh Lộc quê tôi vài chục cây số!
Các thành viên của Ethnicity trong một chuyến thực tế về địa phương

Dệt thổ cẩm bằng công nghệ số

TP - Yêu văn hóa dân tộc theo cách riêng, một nhóm bạn trẻ đã nhiệt huyết “dệt” hàng ngàn mẫu hoa văn thổ cẩm của người dân tộc thiểu số bằng công nghệ số. Và từ đây, thổ cẩm Việt đã đi ra thế giới.