Xác lập kỷ lục thế giới đối với quyển thư pháp khổ lớn 'Nguyễn Đình Chiểu thi tuyển'

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Ngày 20/6, UBND tỉnh Bến Tre tổ chức họp báo thông tin về các hoạt động kỷ niệm 200 năm ngày sinh Danh nhân Nguyễn Đình Chiểu. Nhân dịp này, thực hiện quy trình xác lập kỷ lục Việt Nam, kỷ lục thế giới đối với quyển sách thư pháp khổ lớn “Nguyễn Đình Chiểu thi tuyển” có kích thước 1,4 x 1,8m.
Xác lập kỷ lục thế giới đối với quyển thư pháp khổ lớn 'Nguyễn Đình Chiểu thi tuyển' ảnh 1

Ông Nguyễn Văn Bàn, Giám đốc Sở VH&TTDL Bến Tre phát biểu. - Ảnh: Hòa Hội

Ông Nguyễn Văn Bàn, Giám đốc Sở VH&TTDL Bến Tre cho biết, kỷ niệm 200 năm Danh nhân Nguyễn Đình Chiểu, tỉnh tổ chức chuỗi hoạt động phong phú, đa dạng, diễn ra trong tháng 6, cao điểm là ngày 29 và 30/6 như: phối hợp các tỉnh, thành phố (Long An, TP.HCM, Thừa Thiên Huế) tổ chức hành trình theo bước chân cụ Đồ tại các tỉnh thành có lưu dấu Danh nhân Nguyễn Đình Chiểu. Tổ chức Hội diễn Tiếng hát hẹn hò 9 dòng sông lần thứ XVIII; Giải Bến Tre Marathon; Hội chợ thương mại - Ẩm thực xứ Dừa năm 2022 và phá kỷ lục, xác lập kỷ lục thế giới 222 món ăn từ dừa. Thực hiện quy trình xác lập kỷ lục Việt Nam, kỷ lục thế giới đối với quyển sách thư pháp khổ lớn “Nguyễn Đình Chiểu thi tuyển” có kích thước 1,4 x 1,8m.

Bên cạnh đó, các hoạt động trọng điểm là trưng bày “Nguyễn Đình Chiểu cuộc đời và sự nghiệp” khai mạc vào sáng 28/6/2022 tại Di tích quốc gia đặc biệt Mộ và Khu lưu niệm Nguyễn Đình Chiểu và gửi trưng bày ảo đến trụ sở của UNESCO tại Pháp. Nội dung trưng bày sẽ công bố những hiện vật, tài liệu liên quan đến Danh nhân Nguyễn Đình Chiểu vừa được sưu tầm.

Xác lập kỷ lục thế giới đối với quyển thư pháp khổ lớn 'Nguyễn Đình Chiểu thi tuyển' ảnh 2

Hội thảo khoa học quốc tế Danh nhân văn hóa Nguyễn Đình Chiểu với chủ đề “Danh nhân Nguyễn Đình Chiểu trong thời đại ngày nay” diễn ra vào ngày 29/6, quy tụ các nhà khoa học ở các nước Pháp, Hoa Kỳ, Liên bang Nga, Nhật Bản, Ấn Độ, Hàn Quốc, Trung Quốc đăng ký tham dự. Lễ kỷ niệm 200 năm Ngày sinh Danh nhân Nguyễn Đình Chiểu; 30 năm Ngày hội truyền thống văn hóa tỉnh Bến Tre vào ngày 30/6/2022 tại Di tích quốc gia đặc biệt Mộ và Khu lưu niệm Nguyễn Đình Chiểu, xã An Đức, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre với khoảng 1.000 đại biểu. Sau phần lễ là chương trình nghệ thuật đặc sắc tái hiện cuộc đời và sự nghiệp Danh nhân Nguyễn Đình Chiểu với sự tham gia của các diễn viên, nghệ sĩ, nghệ nhân trong và ngoài nước.

Xác lập kỷ lục thế giới đối với quyển thư pháp khổ lớn 'Nguyễn Đình Chiểu thi tuyển' ảnh 3

Bà Nguyễn Thị Bé Mười, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre phát biểu

Bà Nguyễn Thị Bé Mười, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre cho biết, việc tổ chức các hoạt động kỷ niệm 200 năm Ngày sinh Danh nhân Nguyễn Đình Chiểu là một sự kiện trọng đại để tôn vinh, khơi dậy lòng tự hào của dân tộc Việt Nam, một nhà thơ, một thầy thuốc, nhà yêu nước vừa được UNESCO vinh danh trong danh sách các “Danh nhân văn hóa và sự kiện lịch sử niên khóa 2022 - 2023” đây là cơ hội để Bến Tre giới thiệu, quảng bá khám phá và khơi dậy tiềm năng, xúc tiến du lịch, tạo sự lan tỏa rộng khắp để du khách trong nước và quốc tế biết đến Bến Tre.

Nguyễn Đình Chiểu sinh ngày 1/7/1822 tại làng Tân Thới, tỉnh Gia Định (nay là phường Cầu Kho, quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh), Cha là Cụ Nguyễn Đình Huy, một thư lại ở Văn hàn ty thuộc dinh Tổng trấn Lê Văn Duyệt của triều đình nhà Nguyễn. Mẹ là Cụ bà Trương Thị Thiệt người tỉnh Gia Định.

Nguyễn Đình Chiểu đã sống một cuộc đời trọn đạo nghĩa, trong biến loạn vẫn giữ được phẩm cách thanh cao. Ông không chỉ là người con hiếu đạo, mà còn là người thầy giáo tâm huyết, một thầy thuốc mẫu mực, là nhà thơ yêu nước điển hình, có quan niệm văn chương nhất quán, dùng văn chương để chuyển tải chủ nghĩa anh hùng, vì lý tưởng và chiến đấu cho chính nghĩa. Sự rạch ròi, tính công bằng, luôn đứng về lẽ phải, ca ngợi, bảo vệ cái đúng, bảo vệ người yếu thế đã thể hiện tấm lòng thương dân, yêu nước của ông.

Tại kỳ họp lần thứ 41 của Đại hội đồng Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO, diễn ra từ ngày 9 đến 24/11/2021 tại Paris, Pháp), đã chính thức thông qua hồ sơ khoa học Danh nhân Nguyễn Đình Chiểu của Việt Nam trong danh sách các danh nhân văn hóa và sự kiện lịch sử có tầm vóc quốc tế niên khóa 2022 - 2023.

UNESCO khẳng định: “Nguyễn Đình Chiểu là một nhà văn hóa, nhà thơ lớn của dân tộc Việt Nam; tấm gương vượt qua nghịch cảnh và theo đuổi lý tưởng học tập suốt đời”. Ngoài sáng tác thơ văn, ông còn là một nhà giáo được người đời quý mến về tài năng, đức độ. Trọn đời dốc lòng dạy dỗ, truyền thụ cho môn sinh đạo làm người, đạo lý truyền thống của dân tộc. Điều đáng khâm phục nữa là khi bị mù, Nguyễn Đình Chiểu mới học làm thuốc và trở thành một thầy thuốc giỏi, một lương y tinh thông về y lý phương Đông và y lý Việt Nam. Có thể nói, trên thế giới hiếm có danh nhân nào đạt trên cả 3 lĩnh vực đồ sộ như Nguyễn Đình Chiểu: Thơ văn, Thầy giáo, Thầy thuốc.

MỚI - NÓNG
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
TPO - Quần thể Di tích quốc gia thành Sơn Phòng, đền Trầm Lâm và đền Công Đồng tại xã Phú Gia, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh gắn với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của vua Hàm Nghi. Đặc biệt nơi đây còn lưu giữ nhiều “bảo vật” nhà vua ban tặng.

Có thể bạn quan tâm

Trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 phải được dạy Tiếng Việt

Trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 phải được dạy Tiếng Việt

TPO - Thông tư mới của Bộ GD&ĐT quy định, dạy Tiếng Việt cho trẻ em là người dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 nhằm mục tiêu chuẩn bị tâm thế sẵn sàng, chủ động cho trẻ trong học tập, hình thành kĩ năng học tập cơ bản và năng lực sử dụng Tiếng Việt, kĩ năng giao tiếp, ứng xử xã hội cho trẻ.
Đan Viện Châu Sơn

Chiều buông Đan viện Châu Sơn

TP - Đã bao năm thênh thang vo vo bánh xe lăn những Quốc lộ số 1, đường Hồ Chí Minh và cao tốc đã khiến tôi bỏ bẵng đi xứ Nho Quan của đất Ninh Bình này. Mà đâu phải xứ lạ? Nho Quan kề ngay địa đầu phía Bắc của xứ Thanh chỉ cách Thành Nhà Hồ Vĩnh Lộc quê tôi vài chục cây số!
Các thành viên của Ethnicity trong một chuyến thực tế về địa phương

Dệt thổ cẩm bằng công nghệ số

TP - Yêu văn hóa dân tộc theo cách riêng, một nhóm bạn trẻ đã nhiệt huyết “dệt” hàng ngàn mẫu hoa văn thổ cẩm của người dân tộc thiểu số bằng công nghệ số. Và từ đây, thổ cẩm Việt đã đi ra thế giới.