Về làng gốm Chu Đậu xem truyền nhân trẻ giữ gìn bản sắc

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Gốm Chu Đậu nổi tiếng của Việt Nam có từ thế kỷ 14-15, nhưng do nhiều biến thiên lịch sử đã có lúc bị vùi sâu vào quên lãng. Hành trình đánh thức, khôi phục và phát triển dòng gốm cổ này đã, đang và sẽ có sự đóng góp của những nghệ nhân trẻ.
Về làng gốm Chu Đậu xem truyền nhân trẻ giữ gìn bản sắc ảnh 1

Làng gốm Chu Đậu (huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương) hiện có 90% nghệ nhân là người của địa phương, trong đó nghệ nhân trẻ chiếm 40%, với độ tuổi từ 18 đến 32 tuổi. Ảnh: Châu Linh

Về làng gốm Chu Đậu xem truyền nhân trẻ giữ gìn bản sắc ảnh 2Về làng gốm Chu Đậu xem truyền nhân trẻ giữ gìn bản sắc ảnh 3

Gốm Chu Đậu thể hiện tâm hồn Việt qua hoa văn trang trí gắn với thiên nhiên và cuộc sống của cư dân vùng châu thổ sông Hồng. Như cảnh mục đồng chăn trâu; cô gái lái đò, người đội nón mặc áo tứ thân, kết tóc đuôi sam; những mái nhà tranh ven sông; hoa sen dây; hoa cúc quấn; cỏ cây chim cá… Giữa các sản phẩm thường có chữ Phúc, Chính, Sĩ, Hoa, Trung, Kim, Ngọc, Tàm, Quỳ, Trù… Phương pháp chế tạo đạt trình độ cao, đó là chuốt, tạo dáng trên bàn xoay, ngắt sản phẩm thành nhiều công đoạn rồi lắp ghép lại và gia công. Các sản phẩm được thể hiện trên chất liệu men trắng hoa lam, men ngọc, hay men màu tam thái. Ảnh: Châu Linh.

Về làng gốm Chu Đậu xem truyền nhân trẻ giữ gìn bản sắc ảnh 4

Theo chị Vũ Thị Ngàn (Tổ trưởng tổ Vẽ hoa, công ty Cổ phần gốm Chu Đậu), đa số nghệ nhân ở đây đều có truyền thống gia đình 2 đời làm nghề gốm: "Ví dụ như trường hợp của cô Trần Thị Xắn (SN 1978) đã gắn bó với công việc này hơn chục năm nay. Giờ con gái cô là Vũ Thị Phương (SN 1997) cũng vào xưởng làm được 6 năm theo mẹ. Mức thu nhập ở đây cũng ổn định nên đã tạo một phần động lực để nghệ nhân trẻ tiếp nối làm nghề". Ảnh: Châu Linh

Về làng gốm Chu Đậu xem truyền nhân trẻ giữ gìn bản sắc ảnh 5Về làng gốm Chu Đậu xem truyền nhân trẻ giữ gìn bản sắc ảnh 6

Hiện tại, quy mô sản xuất của công ty khá lớn với ba khu nhà xưởng trên tổng diện tích 3.3 ha, năng lực sản xuất đạt trên 10 triệu sản phẩm mỗi năm. Trong những năm gần đây, làng gốm Chu Đậu cũng đón nhiều đoàn học sinh, sinh viên tham quan, trải nghiệm một ngày làm gốm. Ảnh: Châu Linh.

Về làng gốm Chu Đậu xem truyền nhân trẻ giữ gìn bản sắc ảnh 7

Thanh Minh (23 tuổi, ở huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương) quyết định xin vào làm việc ở công ty để tìm hiểu văn hóa và phát huy năng khiếu mỹ thuật của bản thân. Mặc dù, mỗi ngày ngồi 8 tiếng, làm những công việc lặp đi lặp lại như tô, vẽ, nhưng... Minh càng cảm thấy thú vị. Bởi sau mỗi nét vẽ, Minh lại hiểu thêm một câu chuyện, nguồn gốc và ý nghĩa riêng. "Thông qua mỗi tác phẩm, mình mong sẽ giới thiệu các câu chuyện văn hóa tới nhiều bạn trẻ hơn. Nếu có thời gian, mình cũng tranh thủ chia sẻ kỹ hơn về sự độc đáo của nghệ thuật gốm sứ", Minh nói. Ảnh: Châu Linh

Về làng gốm Chu Đậu xem truyền nhân trẻ giữ gìn bản sắc ảnh 8Về làng gốm Chu Đậu xem truyền nhân trẻ giữ gìn bản sắc ảnh 9Về làng gốm Chu Đậu xem truyền nhân trẻ giữ gìn bản sắc ảnh 10

Sau nhiều năm nỗ lực, công ty đã phục dựng được hàng trăm mẫu gốm cổ, đồng thời nghiên cứu và đưa vào sản xuất nhiều dòng sản phẩm mới. Thành công đó có sự đóng góp không nhỏ của những nghệ nhân trẻ. Ảnh: Châu Linh.

Nằm tại vùng tả ngạn sông Thái Bình, Chu Đậu ngày xưa là Trần triều hải khẩu (cảng nhà Trần) thuộc tổng Thượng Triệt, huyện Thanh Lâm, châu Nam Sách, nay thuộc huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương. Theo chữ Hán, Chu là thuyền, Đậu là bến (bến thuyền đỗ). Nơi đây, thuyền bè ra vào tấp nập. Từ Chu Đậu, xuôi sông Thái Bình đến Nấu Khê, sang sông Kinh Thày ra cảng Vân Đồn - một cảng giao lưu với các nước của người Việt xưa. Cũng từ Chu Đậu xuôi sông Thái Bình sang sông Luộc đến Phố Hiến về Thăng Long - cũng là một thương cảng lớn từ thế kỷ XVII.

Từ lâu, người dân đồng bằng Bắc Bộ chỉ biết đến các làng gốm truyền thống Bát Tràng (Hà Nội), Hương Canh (Vĩnh Phúc), Thổ Hà, Phù Lãng (Hà Bắc)… Sau một thời gian khảo sát những dấu vết từ làng gốm cổ (từ năm 1986 đến 1997), các nhà khảo cổ học tỉnh Hải Dương đã xác định được phạm vi di tích sản xuất gốm rộng 4 vạn mét vuông tập trung nhất tại khu vực giáp đê sông Thái Bình, huyện Nam Sách. Sau 7 lần khai quật (năm 1986, 1987, 1989, 1991, 1992, 1993, 2014) đã phát hiện "gia tài" với hơn 100 đáy lò dưới lòng đất, hơn một vạn hiện vật chủ yếu là bát, đĩa, hộp, lọ, bình… có niên đại cách đây khoảng 500 đến 600 năm.

MỚI - NÓNG
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
TPO - Quần thể Di tích quốc gia thành Sơn Phòng, đền Trầm Lâm và đền Công Đồng tại xã Phú Gia, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh gắn với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của vua Hàm Nghi. Đặc biệt nơi đây còn lưu giữ nhiều “bảo vật” nhà vua ban tặng.

Có thể bạn quan tâm

Trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 phải được dạy Tiếng Việt

Trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 phải được dạy Tiếng Việt

TPO - Thông tư mới của Bộ GD&ĐT quy định, dạy Tiếng Việt cho trẻ em là người dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 nhằm mục tiêu chuẩn bị tâm thế sẵn sàng, chủ động cho trẻ trong học tập, hình thành kĩ năng học tập cơ bản và năng lực sử dụng Tiếng Việt, kĩ năng giao tiếp, ứng xử xã hội cho trẻ.
Đan Viện Châu Sơn

Chiều buông Đan viện Châu Sơn

TP - Đã bao năm thênh thang vo vo bánh xe lăn những Quốc lộ số 1, đường Hồ Chí Minh và cao tốc đã khiến tôi bỏ bẵng đi xứ Nho Quan của đất Ninh Bình này. Mà đâu phải xứ lạ? Nho Quan kề ngay địa đầu phía Bắc của xứ Thanh chỉ cách Thành Nhà Hồ Vĩnh Lộc quê tôi vài chục cây số!
Các thành viên của Ethnicity trong một chuyến thực tế về địa phương

Dệt thổ cẩm bằng công nghệ số

TP - Yêu văn hóa dân tộc theo cách riêng, một nhóm bạn trẻ đã nhiệt huyết “dệt” hàng ngàn mẫu hoa văn thổ cẩm của người dân tộc thiểu số bằng công nghệ số. Và từ đây, thổ cẩm Việt đã đi ra thế giới.