Văn hóa Champa ở TT-Huế - thành tố tạo bản sắc văn hóa dân tộc Việt

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Tại TP Huế đã diễn ra hội thảo khoa học “Văn hóa Champa trên đất TT-Huế”, qua đó góp phần khẳng định văn hóa Champa ở vùng đất này là một thành tố quan trọng tạo nên bản sắc văn hóa dân tộc Việt.

Theo Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử tỉnh TT-Huế Phan Tiến Dũng, đến nay, hầu hết các di tích về Champa tại TT-Huế đã trải qua thời gian tồn tại hàng ngàn năm, chịu sự tác động của thiên nhiên khắc nghiệt và chiến tranh ác liệt nên đã trở thành phế tích. Chính vì thế, vấn đề cần thiết là phải ưu tiên tập trung các nguồn lực để giữ gìn, bảo quản những gì còn lại đến hôm nay.

Văn hóa Champa ở TT-Huế - thành tố tạo bản sắc văn hóa dân tộc Việt ảnh 1

Tháp Chăm Phú Diên (xã Phú Diên, huyện Phú Vang) - công trình kiến trúc lịch sử văn hóa Champa tiêu biểu tại TT-Huế.

Qua thống kê, trên địa bàn tỉnh TT-Huế, về di tích có 44 dấu tích công trình liên quan đến văn hóa Champa, trong số này có 17 đền, tháp; 3 thành lũy và nhiều công trình như mộ, bia, giếng cổ…

Đặc biệt, có 3 địa điểm được công nhận xếp hạng là di tích quốc gia gồm: tháp đôi Liễu Cốc thuộc phường Hương Xuân, thị xã Hương Trà; tháp Phú Diên thuộc xã Phú Diên, huyện Phú Vang và Thành Lồi thuộc phường Thủy Biều và phường Thủy Xuân, TP Huế.

Về hệ thống hiện vật, trên địa bàn tỉnh, hiện có 251 hiện vật Champa được kiểm kê, lập hồ sơ khoa học; trong đó, có một hiện vật được công nhận Bảo vật quốc gia như Bệ thờ Vân Trạch Hòa hiện trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử tỉnh TT-Huế.

Văn hóa Champa ở TT-Huế - thành tố tạo bản sắc văn hóa dân tộc Việt ảnh 2

Trên địa bàn tỉnh TT-Huế, về di tích có 44 dấu tích công trình liên quan đến văn hóa Champa.

Tại hội thảo, các đại biểu tập trung thảo luận làm rõ các vấn đề liên quan đến văn hóa Champa - một thành tố quan trọng tạo nên bản sắc văn hóa Huế; các giá trị tiêu biểu của văn hóa Champa; đồng thời, nhiều nhà nghiên cứu lịch sử, văn hóa cũng đã nêu lên một số giải pháp để phát huy giá trị văn hóa Champa trên địa bàn tỉnh TT-Huế trong giai đoạn hiện nay.

Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử tỉnh TT-Huế Phan Tiến Dũng khẳng định, văn hóa Champa ở TT-Huế là một thành tố quan trọng tạo nên bản sắc văn hóa Huế.

Còn theo Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh TT-Huế Nguyễn Thanh Bình, việc tổ chức hội thảo giúp ban tổ chức tận dụng các ý kiến khoa học, kinh nghiệm thực tế của các chuyên gia trong công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa Champa tại TT-Huế.

MỚI - NÓNG
An hòa sắc màu mùa Phật đản xứ Huế
An hòa sắc màu mùa Phật đản xứ Huế
TPO - Một mùa Phật đản lại về trên đất Huế, với muôn sắc màu trang trí an hòa, nếp sinh hoạt bình yên, chậm rãi, lắng sâu trên những con đường, dòng sông, ngôi nhà dân hay trong nhiều tự viện, tổ đình, ngôi chùa xưa cổ.

Có thể bạn quan tâm

Trắng đêm ở cao nguyên Kon Hà Nừng

Trắng đêm ở cao nguyên Kon Hà Nừng

TP - Vượt gần 20 cây số đường rừng để vào lõi Cao nguyên Kon Hà Nừng (Kon Chư Răng, xã Sơn Lang, huyện Kbang, Gia Lai) chúng tôi dựng trại bên bờ thác K50, tách biệt chốn thành thị ồn ã. Bên ánh lửa ấm áp, nơi đây chỉ có tiếng suối reo và câu chuyện giữ rừng của người Ba Na.
Người dân xóm Lũng Rì làm ngói máng

Sấp ngửa miếng ngói âm dương

TP - Nghề làm ngói âm dương (hay còn gọi là ngói máng) ở xóm Lũng Rì, xã Tự Do, huyện Quảng Hòa, Cao Bằng có lịch sử hơn 200 năm. Cái kỳ lạ ở đây là miếng ngói âm dương vẫn được làm hoàn toàn bằng thủ công một cách điệu nghệ như hàng trăm năm trước...