Thừa Thiên Huế

Tuyên dương học sinh dân tộc thiểu số vùng biên giới có thành tích xuất sắc

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Ngày 17/9, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Phòng Giáo dục huyện A Lưới tổ chức lễ tuyên dương các học sinh đạt thành tích xuất sắc trong năm học 2022 - 2023, tại huyện A Lưới.

Tại buổi lễ 50 Giấy khen của Ban Quản lý Dự án "Cán bộ, chiến sĩ Quân đội nâng bước em tới trường" thuộc Bộ Quốc phòng và 50 phần quà với tổng trị giá gần 40 triệu đồng đã được trao đến tận tay các em học sinh có thành tích xuất sắc trong năm học 2022 – 2023 tại các trường Tiểu học, THCS, THPT trên địa bàn huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế).

Tuyên dương học sinh dân tộc thiểu số vùng biên giới có thành tích xuất sắc ảnh 1
Đại diện các đơn vị chụp ảnh lưu niệm với các em học sinh

Sự kiện lần này tiếp tục là nguồn cổ vũ, động viên các em học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số vươn lên trong học tập và rèn luyện. Ðây cũng là dịp để các em được gặp gỡ, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm học tập, tiếp tục phát huy thành tích học tập tốt, phấn đấu trở thành những công dân có tri thức, cống hiến cho đất nước nói chung và vùng dân tộc thiểu số nói riêng.

Phát biểu tại Lễ tuyên dương, Đại tá Đặng Ngọc Hiệu - Phó Chính ủy Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Thừa Thiên Huế nhấn mạnh, các chương trình của BĐBP tỉnh Thừa Thiên Huế triển khai trong thời gian vừa qua như mô hình "con nuôi đồn Biên phòng", "Chương trình nâng bước em đến trường" và Dự án "Cán bộ, chiến sĩ Quân đội nâng nước em đến trường" thể hiện tính nhân văn sâu sắc, tri ân đồng bào.

“Đặc biệt ươm mầm cho các cháu để vươn tới bổ sung nguồn nhân lực cho biên giới. Từ các chương trình, mô hình này đã có nhiều cháu rất trưởng thành và nhiều cháu đã trở thành những cô giáo, y tá, y sĩ của bản”, Đại tá Đặng Ngọc Hiệu cho hay.

Theo đại diện BĐBP tỉnh Thừa Thiên Huế, huyện A Lưới có 18 xã, thị trấn, trong đó có 12 xã biên giới với đa số người dân sinh sống ở khu vực biên giới là đồng bào dân tộc thiểu số với hơn 90%, địa hình hiểm trở, kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn. Từ năm 2014 đến nay, các đơn vị trong BĐBP tỉnh đã hỗ trợ đỡ đầu cho tổng số 691 em học sinh trong chương trình “Nâng bước em tới trường”. Các việc làm này đã góp phần giúp công tác giáo dục, đào tạo ở vùng dân tộc thiểu số trên địa bàn đạt được nhiều thành tựu quan trọng.

MỚI - NÓNG
Đặc sắc thủ công truyền thống với 'Chuyện Đình trong phố'
Đặc sắc thủ công truyền thống với 'Chuyện Đình trong phố'
TPO - Triển lãm “Chuyện Đình trong phố” được tổ chức tại Đình Hà Vĩ và Đình Tú Thị với hoạt động ý nghĩa, trưng bày tương tác trong không gian để kể những câu chuyện về chính các ngôi Đình, về sự độc đáo của những nghề truyền thống như nghề sơn ta, thêu tay; múa rối nước, trình diễn thời trang áo dài truyền thống ...
Nâng cao nhận thức, thúc đẩy bình đẳng giới và xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới
Nâng cao nhận thức, thúc đẩy bình đẳng giới và xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới
TPO - Sáng 23/11, tại Trung tâm Văn hóa - Thể thao - Truyền thanh thành phố Sóc Trăng, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Sóc Trăng phối hợp với UBND thành phố Sóc Trăng tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới tỉnh Sóc Trăng năm 2023.

Có thể bạn quan tâm

Lễ mừng thọ của người Mnông

Lễ mừng thọ của người Mnông

TPO - Người Mnông ở huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk còn lưu giữ nhiều nét đẹp văn hóa truyền thống. Trong đó “Tập quán xã hội và tín ngưỡng Lễ mừng thọ của người Mnông huyện Lắk” là một trong 3 di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia của tỉnh Đắk Lắk.
Thầy giáo trẻ Cơ Tu 'cõng' chữ về làng

Thầy giáo trẻ Cơ Tu 'cõng' chữ về làng

TPO - "Sau những tháng ngày học tập miệt mài trên giảng đường đại học, tôi trở về quê để đúc kết lại những kiến thức mình đã học cũng như tập quen với môi trường giảng dạy ở quê. Cầm tấm bằng đại học trên tay, tôi cảm thấy vô cùng hạnh phúc vì giờ đây tôi có thể thực hiện ước mơ của mình, có thể bắt đầu hành trình truyền tải kiến thức, cõng chữ về làng". Đó là chia sẻ của thầy giáo trẻ người Cơ Tu Bnướch Zói.