Tục lệ lạ của người M’Nông

0:00 / 0:00
0:00
Già làng bôi huyết lên các vật dụng
Già làng bôi huyết lên các vật dụng
TP - Trong sự tĩnh lặng, thầy cúng lấy huyết (máu) con vật hiến tế bôi vào các vật dụng lao động và cổ các thành viên trong buôn, hòa máu với rượu chuyền tay nhau nhấp môi.

Trong những lần về buôn làng người M’Nông ở huyện Lắk, Buôn Đôn (tỉnh Đắk Lắk) tôi có vài lần được chứng kiến người dân nơi đây làm lễ bôi máu vào lúa, vật dụng sinh hoạt để khép lại một năm mùa vụ.

Trong không gian linh thiêng, tại lễ cúng của người M’Nông Gar (xã Đắk Phơi, huyện Lắk), lễ vật được chuẩn bị đầy đủ. Giọng thầy cúng rầm rì trước cây nêu. Sau đó thầy cắt tiết gà, lấy huyết pha với bột gạo bôi lên tất cả các vật dụng trong gia đình như: dao, rựa, cuốc, cửa nhà, cầu thang… Đồng thời, thầy bôi lên cổ của các thành viên để cầu xin thần linh giữ sức khỏe cho mọi người, gia đình được ấm êm, tránh rủi ro. Tiếp đến, thầy cúng lấy một ít huyết hòa vào rượu rồi chuyền tay mọi người nhấp môi.

Tục lệ lạ của người M’Nông ảnh 1

Rượu được trộn với huyết con vật hiến tế

Cách đây mấy năm, ở một buôn làng của huyện Buôn Đôn có vụ loạn luân. Người M’Nông làm lễ bôi máu, giẫm máu để tẩy sự ô uế cho gia đình, buôn làng. Bởi theo quan niệm của họ nếu không bôi máu để tẩy sự ô uế đó sẽ khiến các thần linh nổi giận, quở phạt bằng việc gây ra dịch bệnh, chết chóc cho người và gia súc.

Theo già Y Vé Nhơm (xã Đắk Liêng, huyện Lắk) trước đây, đồng bào còn có nghi lễ bôi máu vào chân khách đến chơi nhà hay thăm buôn làng để xua đuổi tà ma, mọi người hòa thuận và không bị bệnh tật. Các lễ vật là ché rượu nhỏ và một con gà. Chủ lễ dùng lưỡi dao rạch mỏ con vật rồi lần lượt bôi máu gà từ người lớn tuổi đến nhỏ tuổi.

Nói về lễ hiến sinh gắn với tục bôi máu của người M’Nông, các già làng cho biết vẫn còn rất nhiều. Không chỉ bôi máu cho người mà còn tục bôi máu cho voi trong nghi lễ cúng sức khỏe cho loài vật này. Đối với người M’Nông, voi là bạn thân thiết của con người. Hằng năm, họ sẽ tổ chức cúng sức khỏe cho voi và chủ voi. Theo sự điều khiển của các nài voi, những chú voi quỳ gối, thầy cúng vận sắc phục truyền thống dùng máu con vật hiến sinh bôi lên chóp đầu voi. Đây là một nét văn hóa đặc sắc, và là một sinh hoạt văn hóa mang nhiều ý nghĩa tâm linh đối với đồng bào Tây Nguyên.

Theo già làng Y Krai Cil (xã Đắk Phơi, huyện Lắk), các dân tộc bản địa Tây Nguyên đều có tín ngưỡng vạn vật hữu linh. Trong các lễ cúng, huyết các con vật hiến tế là không thể thiếu. Dân tộc M’Nông có nhiều luật tục và nghi lễ cổ truyền. Tục bôi máu lên đồ vật đến nay vẫn được người M’Nông duy trì nhưng không nặng nề như xưa.

MỚI - NÓNG
Các đại biểu dự khai mạc lớp tập huấn. Ảnh Phan Định.
Bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho cán bộ quân đội làm công tác dân vận
TPO - Lớp bồi dưỡng nhằm trang bị tri thức, những kiến thức về dân tộc và công tác dân tộc cho cán bộ làm công tác dân vận trong Quân đội khu vực miền Trung - Tây Nguyên năm 2023, từ đó, làm tốt công tác tham mưu, đề xuất với lãnh đạo, chỉ huy cơ quan, đơn vị tổ chức thực hiện tốt công tác dân tộc trong tình hình mới.

Có thể bạn quan tâm

Bà H’Rưm (giữa) thành thục các kỹ thuật dệt

Sợi dây kết nối các thế hệ

TP - Từ khi còn là những cô bé, 3 chị em H’Neo Bdap được mẹ truyền nghề dệt truyền thống. Giờ đây, chị em bà truyền lại cho con cháu ở buôn làng, góp phần bảo tồn văn hóa, giúp nhiều phụ nữ Êđê ổn định cuộc sống.
Hàng cây trang bên suối Tà Má thu hút khách đến tham quan du lịch dịp nở hoa. Ảnh: Trương Định

Đồng bào Bana hiến đất mở đường

TP - Nhằm tạo điều kiện cho giao thông đi lại thuận tiện hơn khi vào du lịch suối Tà Má và hướng đến mục tiêu phát triển du lịch cộng đồng, đồng bào Bana tại thôn Hà Ri, xã Vĩnh Hiệp, huyện Vĩnh Thạnh (Bình Định) đã tự nguyện hiến đất để mở rộng đầu tư xây dựng đường.
Mùa lễ hội của người Cơ Tu ở Đông Giang, Quảng Nam. Ảnh: Nguyễn Thành

Di sản hát lý của người Cơ Tu

TP - Nói lý - hát lý là nghệ thuật ứng khẩu trong sinh hoạt cộng đồng của người Cơ Tu hết sức độc đáo và ý nghĩa. Di sản phi vật thể quốc gia này được người dân gìn giữ, phát triển, hớp hồn du khách gần xa mỗi mùa lễ hội.
Cậu bé 7 tuổi nối dài thanh âm Gia Rai

Cậu bé 7 tuổi nối dài thanh âm Gia Rai

TP - Cậu bé người Gia Rai 7 tuổi, tay cầm 2 cái xập xèng (tiếng Gia Rai gọi là răng rai) vỗ nhịp nhàng hòa cùng nhịp chiêng của các nghệ nhân. Tiết mục biểu diễn đã mang đến sắc màu sinh động, thể hiện nét văn hóa truyền thống của dân tộc này.
Lễ rửa làng của người dân tộc Lô Lô

Lễ rửa làng của người dân tộc Lô Lô

TPO - Với những nghi thức đặc sắc, độc đáo, lễ rửa làng của dân tộc Lô Lô (thôn Sảng Pả A, thị trấn Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang) không chỉ là một sự kiện mang tính tín ngưỡng dân gian mà còn là nét đẹp văn hóa được lưu truyền từ đời này tới đời khác của đồng bào nơi đây.